Người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế còn thấp
11/03/2020 09:43 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngay từ đầu năm 2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các sở, ban ngành như: Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp đề xuất Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về phương án hỗ trợ mức đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu cho đối tượng hộ gia đình cận nghèo. Hiện tại Nhà nước đang hỗ trợ 90% mức phí tham gia BHYT (70% ngân sách Trung ương, 20% Ngân sách của tỉnh), người hộ cận nghèo tự đóng 10% (tương đương 80.460 đồng/người/năm).
Thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, cùng với những giải pháp phát triển BHYT ở các nhóm đối tượng, trong đó có nhóm đối tượng hộ cận nghèo. Ngay từ đầu năm 2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các sở, ban ngành như: Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp đề xuất Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về phương án hỗ trợ mức đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu cho đối tượng hộ gia đình cận nghèo. Hiện tại Nhà nước đang hỗ trợ 90% mức phí tham gia BHYT (70% ngân sách Trung ương, 20% ngân sách của tỉnh), người hộ cận nghèo tự đóng 10% (tương đương 80.460 đồng/người/năm).
Số người thuộc hộ gia đình cận nghèo được phê duyệt năm 2020 là 58.875 người (theo Quyết định số 280/QĐ-UBND, ngày 05/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận). Tuy nhiên, số người đã tham gia BHYT đến 29/02/2020 là 45.064 người (tương đương 76,54%) còn lại khoảng 13.811 người chưa tham gia BHYT. Nói về nguyên nhân tại sao nhiều đối tượng hộ cận nghèo không tham gia BHYT, đã bỏ qua quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ cho mình? Trước hết là do một bộ phận người thuộc hộ cận nghèo có tâm lý ỷ lại, trông chờ, mong được ưu đãi, hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí muốn được xét là đối tượng nghèo để cấp miễn phí thẻ BHYT. Vì ranh giới xác định hộ nghèo và cận nghèo khá mong manh, điều kiện kinh tế của hai nhóm không khác biệt là bao trong khi người nghèo được Nhà nước hỗ trợ 100% phí đóng BHYT, còn người cận nghèo Nhà nước hỗ trợ 90% mức đóng. Ngoài ra, khi khám chữa bệnh (KCB), người nghèo không cùng chi trả chi phí KCB BHYT, trong khi đó người cận nghèo lại phải cùng chi trả 5% chi phí.
Cùng với khó khăn về kinh tế, nhận thức của một bộ phận người dân nói chung, người cận nghèo nói riêng về vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng như trách nhiệm cộng đồng còn nhiều hạn chế, đối tượng tham gia BHYT chủ yếu vẫn là người đang ốm đau, mắc bệnh nặng. Chính vì vậy, mới có tình trạng người dân khi đau ốm hoặc bệnh nặng vội vàng mua thẻ BHYT… Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến tỷ lệ người thuộc hộ cận nghèo ít tham gia BHYT, đó là chính họ cũng không biết họ có được UBND xã, phường, thị trấn xét thuộc diện hộ cận nghèo và được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền khi tham gia BHYT/ năm; đại lý thu BHYT cũng không mặn mà vận động và khai thác đối tượng này vì lệ phí thu trên tổng số thu của 10% không bằng lệ phí thu BHYT hộ gia đình, có nhiều đại lý thu BHYT cho rằng khoản lệ phí này chưa đủ tiền xăng xe đi lại…Chính những nguyên nhân nêu trên, người cận nghèo chưa hiểu và có khi không hiểu được chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa, cũng phải kể đến chính quyền cơ sở một số nơi chưa tích cực vào cuộc; danh sách hộ cận nghèo chuyển cho cơ quan Bảo hiểm xã hội hàng năm chưa kịp thời; chưa gắn trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo địa phương, cán bộ chính sách, đại lý thu BHYT... là những cản trở không nhỏ trong hoạt động phát triển, mở rộng diện bao phủ BHYT với đối tượng này.
Thực hiện chính sách BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo không những là bước tiến đáng kể trong quá trình xóa đói, giảm nghèo mà còn là bảo đảm an sinh xã hội. Tham gia BHYT ở nhóm hộ cận nghèo rất thấp, nếu không có các biện pháp tích cực và hữu hiệu thì lộ trình thực hiện BHYT ở nhóm này khó khả thi. BHXH tỉnh Bình Thuận chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật BHYT và các chính sách liên quan; nâng cao năng lực cho các đại lý thu BHYT, giúp đối tượng hiểu rõ tầm quan trọng và tính ưu việt khi tham gia BHYT để được bảo đảm về quyền lợi trong chăm sóc sức khoẻ, nhất là khi giá dịch vụ y tế tăng như hiện nay. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ động rà soát, giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các địa phương, tạo ra sự nhập cuộc đồng bộ và quyết liệt của cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Với mục tiêu không ngừng nâng cao quyền lợi của người tham gia BHYT, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra chống lạm dụng, lãng phí nguồn chi phí khám chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho cơ sở y tế nâng cao trình độ chuyên môn cho thầy thuốc, bổ sung trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ y học tiên tiến, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của đối tượng; đề cao vai trò của HĐND các cấp trong việc giám sát thực hiện Luật BHYT; đưa chỉ tiêu tham gia BHYT vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.
Đặng Minh Thông
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?