Quyền lợi về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
24/06/2021 02:45 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Loại V, VI) thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì được hưởng quyền lợi về chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) ưu đãi hơn so với người lao động làm nghề hoặc công việc bình thường. Cụ thể như sau:
1. Chế độ ốm đau
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm nghề hoặc công việc loại IV, V, VI tăng thêm 10 ngày so với người lao động làm việc ở điều kiện bình thường có thời gian tham gia BHXH tương đương.
2. Chế độ hưu trí
* Tuổi nghỉ hưu thấp hơn 05 tuổi so với điều kiện lao động bình thường
Người lao động có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc loại IV, V, VI có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
* Không kể tuổi đời trong trường hợp người lao động có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc loại V, VI và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Hiện nay, danh mục nghề, công việc loại IV, V, VI được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2021. Thời gian người lao động làm các nghề, công việc loại IV, V, VI theo các Quyết định, Thông tư trước đây trước ngày Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thì vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc loại IV, V, VI.
Để người lao động được hưởng quyền lợi về chế độ BHXH đối với lao động làm nghề hoặc công việc loại IV, V, VI thì đơn vị sử dụng lao động cần kê khai đúng chức danh nghề hoặc công việc theo danh mục nghề hoặc công việc loại IV, V, VI do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi tham gia BHXH. Trường hợp người lao động thực tế làm nghề hoặc công việc loại IV, V, VI nhưng khi tham gia BHXH đơn vị sử dụng lao động chưa kê khai đúng chức danh nghề hoặc công việc trong hồ sơ thì đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục đề nghị cơ quan BHXH điều chỉnh chức danh nghề, công việc trong sổ BHXH theo đúng quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động./.
Lê Trâm
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?