Quyết liệt triển khai các giải pháp đôn đốc, thu hồi chậm đóng BHXH, BHYT
27/05/2024 07:51 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi của NLĐ, trong những năm vừa qua, Ngành BHXH Việt Nam đã quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đôn đốc thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan BHXH đã tiến hành điều tra, khảo sát, nắm bắt, phân loại để có giải pháp phù hợp với từng loại đơn vị chậm đóng. Thực hiện tuyên truyền, đối thoại, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, công khai danh tính, chuyển đến cơ quan Công an, kiến nghị điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp; phối hợp với các ngành: LĐ-TB&XH, Thuế, Công an, Kế hoạch-Đầu tư, báo chí truyền thông và các tổ chức chính trị- xã hội liên quan để cùng triển khai các giải pháp giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT.
Nhờ đó, tỷ lệ số tiền chậm đóng so với số phải thu giảm dần qua từng năm. Nếu như năm 2016, tỷ lệ chậm đóng là 3,75%, đến hết năm 2022 giảm xuống còn 2,91%, năm 2023 còn 2,69%- thấp nhất từ trước đến nay.
Ngành BHXH cũng quyết liệt trong việc thanh tra chuyên ngành, phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính và lập hồ sơ kiến nghị khởi tố với các hành vi vi phạm về đóng BHXH, BHYT. Cụ thể, giai đoạn 2026-2023, ban hành hơn 4.250 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với số tiền xử phạt là 217,9 tỷ đồng. Giai đoạn 2018-2023, đã lập, gửi 378 hồ sơ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều tra, khởi tố hành vi có dấu hiệu phạm tội theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự.
Đặc biệt, năm 2023, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Cục An ninh Chính trị nội bộ, Văn phòng Bộ Công an thực hiện kiểm tra liên ngành việc chấp hành pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các DN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, đã phát hiện đơn vị có dấu hiệu chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; lập hồ sơ làm căn cứ xử lý vi phạm. Cũng từ đây, đã làm rõ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các quy định của chính sách, pháp luật có liên quan.
Hiện nay, BHXH Việt Nam đã và đang tích cực kiến nghị, đề xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm về trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Tạo sự đồng bộ giữa các quy định pháp luật hành chính và pháp luật hình sự trong việc xử lý các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức, có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã bổ sung một số nội dung quy định làm rõ hành vi chậm đóng, trốn đóng, gia tăng hình phạt với chủ SDLĐ chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan BHXH tiếp tục thực hiện tốt hơn các giải pháp nhằm giảm, hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ.
Minh Đức
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?