Nên tham gia Bảo hiểm y tế khi giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng
08/12/2023 03:44 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2023/TT-BYT, ngày 17/11/2023 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Theo đó, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) quy định tại Thông tư số 22/2023/TT-BYT được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám, chữa bệnh. Các chi phí trực tiếp tính trong mức giá dịch vụ khám bệnh, dịch vụ ngày giường bệnh, dịch vụ kỹ thuật bao gồm chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, ga, gối, đệm, chiếu, văn phòng phẩm, găng tay, bông, băng, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác phục vụ công tác khám bệnh; Chi phí về điện; nước; nhiên liệu; xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (rắn, lỏng); giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám; chi phí vệ sinh và bảo đảm vệ sinh môi trường; vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong quá trình khám bệnh; Chi phí duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ cần thiết khác trong quá trình khám bệnh.
Chi phí tiền lương tính trong giá dịch vụ khám bệnh, dịch vụ ngày giường bệnh và dịch vụ kỹ thuật, gồm tiền lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ; Phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT- BYT áp dụng thanh toán chi phí khám, chữa bệnh với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Đồng thời Thông tư số 22/2023/TT-BYT thay thế Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng, thanh toán chi phí KCB BHYT trong một số trường hợp và Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT. Theo Thông tư số 22/2023/TT- BYT thì tiền công khám bệnh BV hạng I và đặc biệt tăng từ 38.700 đồng lên 42.100 đồng; BV hạng II từ 34.500 đồng lên 37.500 đồng, BV hạng III từ 30.500 đồng lên 33.200 đồng, BV IV và Trạm y tế xã tăng từ 27.500 đồng lên 30.100 đồng. Ngày giường hồi sức cấp cứu: BV hạng đặt biệt tăng từ 458.000 đồng lên 509.400 đồng, BV hạng I tăng từ 427.000 đồng lên 474.400 đồng; BV hạng II tăng từ 325.000 đồng lên 359.200 đồng; BV hạng III tăng từ 282.000 đồng lên 312.200 đồng; BV hạng IV tăng từ 251.500 đồng lên 279.400 đồng
Tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế đến các nhóm có khác nhau, đối với Hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi thì không bị tác động vì đây là những nhóm người được Ngân sách nhà nước đóng BHYT, khi đi khám, chữa bệnh được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí trong phạm vi quyền lợi mức hưởng; người thuộc Hộ cận nghèo đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ 70%, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% để đóng BHYT. Theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, nhóm người thuộc Hộ cận nghèo và cán bộ hưu trí được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí, cùng chi trả 5%; các nhóm khác như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; học sinh, sinh viên; nhóm người thuộc hộ gia đình …thì mức hưởng 80% và cùng chi trả 20% chi phí, do đó mức độ tác động sẽ không nhiều; đặc biệt đối với những người chưa tham gia BHYT phải chi trả toàn bộ chi phí khi không may ốm đau, bệnh tật nằm viện điều trị, đây là nhóm người bị ảnh hưởng lớn nhất. Vì thế, với những người chưa tham gia BHYT, ngay bây giờ nên tham gia BHYT để giảm gánh nặng chi phí cho bản thân và gia đình nếu không may mắc bệnh, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội và tiến tới BHYT toàn dân ./.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?