Quyền lợi người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
30/12/2020 08:41 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng…, Đồng thời, theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Luật BHXH thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ các quy định trên, sau khi nghỉ việc, người lao động có thể lựa chọn một trong hai phương án:
Bảo lưu thời gian đóng BHXH
Theo Điều 61 Luật BHXH năm 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH. Đồng thời, về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, tại khoản 5, Điều 3 Luật BHXH năm 2014 quy định: Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH. Do đó, người lao động có thể lựa chọn cách bảo lưu thời gian đóng BHXH vì khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động được hưởng nhiều chế độ hơn như: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Khi tìm được việc làm mới thì người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH bắt buộc và được cộng dồn thời gian đóng BHXH trước đó.
Tham gia BHXH tự nguyện
Bên cạnh việc bảo lưu thời gian đóng BHXH thì người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện tại Đại lý thu BHXH, BHYT xã, phường, thị trấn…, để được hưởng lương hưu và chế độ tử tuất.
Tại khoản 1, Điều 87 Luật BHXH năm 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH, mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng (theo điểm a, khoản 1, Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tính đến thời điểm hiện nay: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ). Do đó, 20 lần mức lương cơ sở là 29,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất là 6,556 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 154.000 đồng/tháng. Đây là quy định về việc tự đóng BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc của người lao động. Khi đó, người lao động có thể lựa chọn một trong hai phương án là bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tham gia BHXH tự nguyện.
Trần Ngọc Tuấn, Trưởng phòng TT&PTĐT
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho người lao ...
Phú Quý: Tổ chức khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp ...
Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ...
Vai trò Nhà trường trong công tác bảo hiểm y tế Học sinh - ...
Phú Quý: Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện với người ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?