Năm 2022, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như thế nào?
30/11/2021 10:44 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Điều 169 Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định tuổi nghỉ hưu đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2022 là 55 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ và 60 tuổi 06 tháng đối với lao động nam. Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”. Vậy năm 2022, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như thế nào?
1. Trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Luật Lao động số 45/2019/QH14
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% và được tính như sau:
(Thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm).
2. Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính giống như cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với người đủ tuổi nghỉ hưu nêu trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.
Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:
Ví dụ 1: Ông A sinh ngày 01/9/1970, làm việc trong điều kiện lao động bình thường, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2022 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm 07 tháng, bị suy giảm khả năng lao động 81%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông A được tính như sau:
- 30 năm 07 tháng tính tròn là 31 năm;
- 20 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 20 đến năm thứ 31 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%
- Tổng 02 tỷ lệ trên là: 45% + 22% = 67%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu, ông A 51 tuổi 6 tháng, thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định (60 tuổi 6 tháng) là 09 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 18%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A sẽ là 67% - 18% = 49%.
Ví dụ 2: Bà B sinh ngày 14/01/1967, làm việc trong điều kiện lao động bình thường, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2022 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 32 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà B được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm, tính thêm: 17 x 2% = 34%;
- Tổng 02 tỷ lệ trên là: 45% + 34% = 79% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Tại thời điểm nghỉ hưu, bà B 55 tuổi 1 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định (55 tuổi 8 tháng) có thời gian lẻ trên 6 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà B sẽ là 75% - 1% = 74%. Ngoài ra, do bà B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 30 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 2 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 3: Ông C sinh ngày 14/12/1966, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2022 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 35 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông C được tính như sau:
- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 35 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu, ông C 55 tuổi 2 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định (55 tuổi 6 tháng) có thời gian lẻ dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông C là 75%.
Ví dụ 4: Bà D sinh ngày 01/7/1975, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2022 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 26 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 81%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà D được tính như sau:
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 22% = 67%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu, bà D 46 tuổi 08 tháng, thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định (50 tuổi 8 tháng) là 04 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà D sẽ là 67% - 8% = 59%.
Tóm lại, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng năm 2022 khác so với năm 2021 do lộ trình điều chỉnh cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BHXH số 58/2014/QH13 và lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Luật Lao động số 45/2019/QH14, người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi khi nghỉ hưu./.
Lê Trâm
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bình Thuận: Đề nghị xử lý nghiêm tình trạng chậm đóng, trốn ...
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho người lao ...
Phú Quý: Tổ chức khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp ...
Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ...
Vai trò Nhà trường trong công tác bảo hiểm y tế Học sinh - ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?