Hiệu quả trong công tác phối hợp
23/12/2020 07:24 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hàng năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận cùng với Sở Y tế đã phối hợp triển khai việc khám, chữa bệnh BHYT cho người dân được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã, phường, thị trấn. Nỗ lực của ngành Y tế và cơ quan BHXH đã và đang góp phần cũng cố và phát triển tuyến y tế cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thẻ BHYT, đặc biệt người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi và người khó khăn trong việc đi lại để dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế.
Đến nay toàn tỉnh có 95/124 trạm y tế và 12 phòng khám đa khoa khu vực thực hiện khám, chữa bệnh BHYT cho người dân. (Một số trạm y tế chưa thực hiện khám, chữa bệnh BHYT do gần Bệnh viện, xã có phòng khám đa khoa khu vực), toàn tỉnh đã có 327.712 thẻ đăng ký khám, chữa bệnh tại trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, chiếm tỷ lệ 28,9%. Trong năm 2020, có hơn 2,2 triệu lượt người được khám, chữa bệnh BHYT, với chi phí hơn 712 tỷ đồng, trong đó hơn 797.439 lượt người được khám, chữa bệnh BHYT ở trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực với chi phí hơn 93,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác khám, chữa bệnh BHYT tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng, nhưng ở tuyến trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ y tế có trình độ đại học; nguồn nhân lực và trang thiết bị còn thiếu nên việc cung cấp các dịch vụ y tế còn hạn chế, chưa thu hút được các đối tượng đến khám, chữa bệnh.
Sở Y tế và BHXH tỉnh Bình Thuận đã phối hợp đi kiểm tra, giám sát ở các trạm y tế, đã tổ chức họp định kỳ, đột xuất kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc ở các trạm y tế. Sở Y tế đã giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ, tăng cường bác sĩ về công tác tại trạm y tế để khám, chữa bệnh cho người dân, khi bác sĩ vắng mặt phân công y sĩ khám, chữa bệnh. Một số trạm y tế chưa có bác sĩ thì y sĩ vẫn thực hiện khám, chữa bệnh, để luôn đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT đến khám, chữa bệnh tại trạm y tế. Sở Y tế đã xây dựng Danh mục thuốc, Danh mục dịch vụ kỹ thuật dùng chung cho tất cả các trạm y tế (kể cả trạm y tế có bác sĩ hoặc chưa có bác sĩ). Nếu người dân khám, chữa bệnh tại trạm y tế thường nhanh, gọn người bệnh không phải chờ đợi lâu; không phải đi xa tốn kém chi phí đi lại và mất nhiều thời gian; được hưởng quyền lợi 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Số lượng cán bộ y tế ở các trạm y tế còn thiếu nhất là thiếu bác sĩ, một số trạm y tế chỉ có bác sĩ tăng cường 2 ngày/ tuần. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Dịch vụ kỹ thuật ít được triển khai, thực hiện nên việc khám, chữa bệnh cấp thuốc là chủ yếu. Việc cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trạm y tế chưa được thường xuyên, liên tục.
Để công tác khám, chữa bệnh BHYT triển khai tại các trạm y tế được thuận lợi thiết nghĩ Sở Y tế nên thường xuyên, định kỳ tổ chức tập huấn cho cán bộ trạm y tế về luật BHYT và công tác khám, chữa bệnh BHYT; cần đầu tư về mọi mặt để trạm y tế đủ mạnh, sẳn sàng tiếp nhận khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, ngày càng phát triển theo lộ trình BHYT toàn dân. Bên cạnh đó các trạm y tế luôn đảm bảo tối đa quyền lợi của người tham gia BHYT trong khả năng kinh phí có từ nguồn quỹ khám, chữa bệnh BHYT. Chỉ định dùng thuốc đúng bệnh, chống lạm dụng và lãng phí, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu của người bệnh có thẻ BHYT.
Để các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực phát huy tốt vai trò chăm sóc sức khoẻ nhân dân và là nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, tạo lòng tin đối với nhân dân. Sở Y tế tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho trạm y tế. Lãnh đạo Trung tâm y tế tăng cường trách nhiệm quản lý trong công tác khám, chữa bệnh BHYT tại các trạm y tế; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác khám, chữa bệnh BHYT của các trạm y tế. Trung tâm y tế phải đảm bảo cung ứng đủ thuốc, đủ chủng loại để phục vụ cho bệnh nhân, đồng thời phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát, hướng dẫn trạm y tế thực hiện khám, chữa bệnh BHYT, thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh đúng quy trình, quy định của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam./.
Đặng Minh Thông
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Thông báo: Dừng khám chữa bệnh BHYT tại Phòng khám Thiên ...
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận 30 năm xây dựng và phát ...
Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực thi ...
Bình Thuận triển khai chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?