Cá nhân gian lận BHXH sẽ bị xử lý hình sự
09/09/2019 04:11 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
(ảnh minh họa)
Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung 3 tội danh: tội gian lận BHXH, BHTN; tội gian lận BHYT; tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (NLĐ). Từ khi có hiệu lực, ngành BHXH đã phát hiện những sai phạm và chuyển sang cơ quan điều tra gần 100 hồ sơ, nhưng việc truy tố, xét xử, điều tra liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm cũng gặp khó khăn bởi nhiều quy định định tính, chung chung và có các cách hiểu khác nhau.
Theo đại diện TAND Tối cao, trước đây cần phải có uỷ quyền của NLĐ tại DN thì Công đoàn cơ sở mới khởi kiện chủ sử dụng lao động với hành vi trốn đóng, nợ BHXH, BHYT, BHTN là cơ chế uỷ quyền khởi kiện dân sự. Tuy nhiên, tại Điều 6 của Nghị quyết xác định: Trong các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, BHTNtheo Điều 214 của Bộ luật Hình sự; tội gian lận BHYT theo Điều 215 của Bộ luật Hình sự; tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ của Bộ luật Hình sự cơ quan BHXH tham gia tố tụng với tư cách là bị hại. Với quy định này, khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các Điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan BHXH gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao cũng xác định: các tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện cho NLĐ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các Điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự thì thông báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định.
Khi nhận được tin báo về tội phạm hoặc văn bản kiến nghị khởi tố và chứng cứ, tài liệu có liên quan, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Với quy định này, NLĐ ngoài việc uỷ quyền cho tổ chức Công đoàn tố giác, khởi tố, khởi kiện chủ sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng, gian lận số tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN của mình thì có thể trực tiếp thực hiện công việc này.
Ngoài ra, tại Điều 3 của Nghị quyết quy định về một số tình tiết định khung hình phạt. Theo đó, có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 các Điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gian lận BHXH, BHTN, BHYT từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập.
Điều 4 của Nghị quyết xác định truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BHTN và trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự…/.
Nguyễn Thành
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?