Hướng dẫn thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch bệnh COVID-19
05/05/2020 02:24 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 24/4/2020, Bộ Y tế ban hành Công văn số 2276/BYT-BH sửa đổi khoản 3 Công văn 2146/BYT-BH ngày 17/4/2020 hướng dẫn thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) phải cách ly y tế do bộ phận, khoa, phòng, khu điều trị hoặc toàn bộ cơ sở KCB phải cách ly y tế hoặc cơ sở KCB nằm trong khu vực cách ly y tế:
Đối với người có thẻ BHYT thuộc đối tượng phải cách ly y tế
1. Ngân sách Nhà nước chi trả:
- Chi phí KCB đối với bệnh do Covid-19, gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, tiền kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền…
- Phần cùng chi trả chi phí KCB BHYT đối với các bệnh khác của người có thẻ BHYT;
- Chi phí KCB ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT;
- Chi phí thực hiện cách ly y tế.
2. Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí KCB các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến cho đến ngày khỏi bệnh được tổng kết bệnh án ra viện, trừ chi phí do ngân sách Nhà nước chi trả.
Đối với người có thẻ BHYT không thuộc đối tượng phải cách ly y tế
- Chi phí KCB BHYT (bao gồm cả tiền giường) thanh toán theo quy định của pháp luật BHYT.
- Trường hợp người ra viện được tổng kết ra viện trước ngày hết cách ly thì chi phí KCB tính đến ngày được tổng kết ra viện.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh có thẻ BHYT, tại Công văn số 2146/BYT-BH cũng nêu rõ: Đối với người bệnh được các cơ sở KCB kê đơn, cấp thuốc, điều trị và đã cấp giấy hẹn khám lại, nhưng do dịch bệnh Covid-19 mà người bệnh không đến được, thì các cơ sở y tế này phải thực hiện tư vấn, hướng dẫn điều trị và chuyển thuốc về cơ sở KCB phù hợp với người bệnh, hoặc hướng dẫn người bệnh lựa chọn cơ sở y tế phù hợp.
Ngoài ra, người có thẻ BHYT có giấy hẹn khám lại được đến khám lại không phụ thuộc vào thời gian trên giấy hẹn. Căn cứ tình trạng người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày tối đa không quá 3 tháng/lần.
NT
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?