Tính ưu việt của chính sách bảo hiểm y tế
08/06/2020 03:23 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hơn 25 năm thực hiện, đến nay chính sách BHYT đã mở rộng đến tất cả các thành phần trong xã hội. Trong quá trình triển khai thực hiện, chính sách BHYT đã chứng minh được tính ưu việt, đã giúp cho hàng trăm nghìn trường hợp vượt qua khó khăn về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Hàng năm, quỹ BHYT đã chi hàng trăm tỷ đồng khám chữa bệnh (KCB) cho hàng trăm triệu lượt người.
Tuy nhiên, vẫn còn những nhận thức, suy nghĩ chưa đúng về BHYT của một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, gây ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách BHYT, nhất là việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Nguyên tắc của BHYT là có đóng có hưởng, cộng đồng cùng chia sẽ rủi ro, lấy số đông bù cho những người không may mắc bệnh, phải điều trị tốn kém tiền bạc. Thế nhưng không ít người vẫn thờ ơ khi nói đến việc tham gia BHYT, họ cho rằng bản thân mình khỏe mạnh không cần tham gia BHYT. Có những cán bộ, công chức, viên chức còn cho rằng đóng BHYT nhiều năm nhưng bản thân chưa sử dụng đến thẻ BHYT lần nào, nên chưa mấy mặn mà, một số doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động cố tình trốn đóng, không thực hiện tham gia BHYT cho người lao động vì với họ đây là một gánh nặng chi phí.
Rồi cũng không ít người tìm mọi cách để tận hưởng quyền lợi BHYT khi đã tham gia, thậm chí còn trục lợi. Đã có nhiều người đang lúc khỏe mạnh không bao giờ nghỉ đến chuyện tham gia BHYT, đến khi mắc bệnh hiểm nghèo phải nhập viện thì bản thân và gia đình mong muốn được tấm BHYT; có những chị khi mang thai gần đến kỳ gần sinh nở mới vội tham gia BHYT để khi đi sinh đỡ phải tốn kém tiền bạc; lại có những người tham gia BHYT một người nhưng thường xuyên khám chữa bệnh nhận thuốc để dùng cho nhiều người. Một lối suy nghĩ rất nông cạn là ngại tham gia BHYT vì sợ bị đối xử, phân biệt khi đi KCB.
Hiện nay, hơn 80% nguồn thu viện phí của các cơ sở KCB BHYT từ nguồn quỹ BHYT, hơn nữa giá dịch vụ y tế đã tính đủ yếu tố tiền lương vào cơ cấu giá, các cơ sở y tế đã tự chủ tài chính… chính vì những yếu tố nêu trên nên các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT rất quan tâm, chăm lo đến sức khỏe của bệnh nhân có thẻ BHYT, thậm chí còn ưu ái hơn nhiều đối với những bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tự đóng viện phí. Mặt khác, bác sỹ khám, chữa bệnh không phải là người trực tiếp cấp thuốc và thu tiền, do vậy, khi người bệnh đến khám, chữa bệnh thì bác sỹ có trách nhiệm thăm khám và chữa trị chứ không phân biệt đó là bệnh nhân có thẻ BHYT hay bệnh nhân tự đóng viện phí, có chăng chỉ là sự quan tâm đến khả năng chi phí điều trị của gia đình khi có người mắc phải bệnh nặng, điều trị tốn kém. Đôi khi có những bệnh nhân nặng, điều trị tốn kém nhiều không có khả năng chi trả nên trốn viện làm ảnh hưởng đến bệnh viện. Riêng những bệnh nhân có thẻ BHYT đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội thay người bệnh thanh toán viện phí với bệnh viện nên bác sỹ rất an tâm chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cho bệnh nhân.
Xuất phát từ tính nhân đạo của chính sách, Nhà nước đã hỗ trợ mua thẻ BHYT cho một số đối tượng như trẻ em dưới 6 tuổi, người bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số… nên cũng không ít người nhầm tưởng BHYT là chính sách hỗ trợ của nhà nước chứ không phải là sự đóng góp cá nhân, do đó thay vì trách nhiệm tham gia BHYT thì một số người chờ được duyệt “hộ người nghèo” để được cấp thẻ BHYT.
Những nhận thức không đầy đủ về tính ưu việt của chính sách BHYT đã gây trở ngại không nhỏ trong việc thực hiện BHYT toàn dân. Mỗi người dân chúng ta cần phải có trách nhiệm trước bản thân và cộng đồng, đối với bệnh tật, đau ốm thì không ai mong muốn nhưng vòng đời sinh, lão, bệnh, tử mấy ai tránh khỏi được. Chúng ta, tất cả những người tham gia BHYT mong muốn rằng đóng BHYT nhưng ít được hưởng BHYT, đóng để phòng ngừa bản thân, để góp phần xoa dịu nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh, đó mới là hạnh phúc của mỗi người và của toàn xã hội.
BS. Đặng Minh Thông
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?