Năm 2021 phấn đấu tỷ lệ bao phủ BHYT khoảng 91%
11/11/2020 02:58 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 11/11, với 89,21% ĐBQH tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021.
Theo đó, Nghị quyết nêu rõ: Tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh. Phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng và công trình trọng điểm quốc gia; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số, xây dựng xã hội số...
Nghị quyết cũng nhấn mạnh các chỉ tiêu chủ yếu như: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%; quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%; tỷ lệ bao phủ BHYT khoảng 91%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5 điểm phần trăm; tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 90%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên 87%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng 91%...
Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có khá nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu qua góp ý của ĐBQH. Quốc hội cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, vừa sẵn sàng phòng chống dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực và tại tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, DN và cộng đồng; kiểm soát người nhập cảnh, ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Nghị quyết của Quốc hội còn nêu rõ nhiệm vụ đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong sản xuất vắc-xin và có giải pháp để người dân tiếp cận vắc-xin phòng dịch Covid-19 sớm nhất. Chủ động bố trí nguồn lực và thực hiện các giải pháp phù hợp, kịp thời theo thẩm quyền (bao gồm cả các giải pháp về tín dụng, tài chính-NSNN, thuế, phí, lệ phí…) để tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhất là trong một số ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hàng không… và NLĐ mất việc làm, thiếu việc làm, bị giảm sâu thu nhập. Trường hợp vượt thẩm quyền cần báo cáo Quốc hội xem xét quyết định.
Quốc hội yêu cầu thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Đa dạng các hình thức kết nối cung-cầu lao động, triển khai hiệu quả Bộ luật Lao động. Có cơ chế phù hợp lựa chọn, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học, công tác giáo dục thể chất cho HSSV; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HSSV; chuẩn bị các điều kiện triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.
Khắc phục khó khăn, thực hiện tốt hơn nữa các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, giảm nghèo đa chiều, bền vững; triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Không ngừng cải thiện chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và chất lượng dân số; phát triển mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; củng cố và nâng cao hiệu quả công tác y tế dự phòng; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về y tế-dân số, xã hội hóa y tế và tự chủ của các BV. Ngoài ra, chú trọng tiếp tục mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
V.Thu
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?