BHXH tỉnh Bình Thuận: Đổi mới truyền thông để phủ rộng lưới an sinh
01/11/2024 04:42 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thời gian qua, công tác truyền thông được BHXH tỉnh Bình Thuận xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần gia tăng số người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Đặc biệt, là việc đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT phù hợp từng nhóm người, vùng miền trên địa bàn. Ông Đặng Minh Thông - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bình Thuận có cuộc chia sẻ với Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh về nội dung này.
Ông Đặng Minh Thông - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bình Thuận
Ông Đặng Minh Thông: Hoạt động tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Riêng đối với Ngành BHXH của chúng ta là một ngành thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho các cơ quan, đơn vị, người lao động và Nhân dân thì công tác tuyên truyền trở nên thực sự cần thiết.
Tại tỉnh Bình Thuận, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai thực hiện phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có hiệu quả, tạo được lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về: “ Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong tình hình mới”, BHXH tỉnh Bình Thuận xác định: Công tác truyền thông là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, công tác này phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực, thường xuyên, liên tục. Làm tốt công tác truyền thông sẽ góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT.
Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “về cải cách chính sách BHXH” và Nghị quyết số 102/NQ-CP, ngày 03/8/2018 của Chính phủ “về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH” đã đề ra, tiến tới BHXH cho người lao động và BHYT toàn dân, bên cạnh việc áp dụng đồng bộ các giải pháp theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg, ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH, Quyết định số 294/QĐ-LĐTBXH ngày 3/3/2021 về phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền BHXH đến năm 2025 của Bộ LĐ-TB&XH, cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN phù hợp từng nhóm người lao động, vùng miền trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Từ những vấn đề nêu trên, BHXH tỉnh Bình Thuận xác định việc đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN phù hợp từng nhóm người lao động, vùng miền trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là hết sức cần thiết.
PV: Ông có thể đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn Bình Thuận trong thời gian qua. Để gia tăng người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, BHXH tỉnh đã tập trung vào những mặt trọng tâm nào, thưa ông?
Ông Đặng Minh Thông: Thực tế trong thời gian qua BHXH tỉnh Bình Thuận đã tích cực phối hợp tổ chức trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn với những hình thức như: Phối hợp tuyên truyền trên Báo, Đài địa phương, hệ thống loa truyền thanh cơ sở; phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tổ chức các buổi Hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT; tuyên truyền bằng pano, áp phích tại các tuyến đường đông dân cư, các cụm công nghiệp, tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT và tại trụ sở cơ quan BHXH … Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm, quyền lợi của cấp ủy Đảng, chính quyền, người lao động và nhân dân trong việc tham gia BHXH, BHYT, mở rộng phạm vi đối tượng tham gia.
Để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động truyền thông chính sách BHXH, BHYT. Vừa qua, BHXH tỉnh đã chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ và BHXH các huyện, thị xã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn, các Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT tổ chức triển khai các hình thức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT phù hợp; ưu tiên các hình thức tọa đàm, đối thoại trực tiếp với người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân trên địa bàn. Tăng cường tổ chức các Hội nghị truyền thông khách hàng để tuyên tuyền, vận động đối tượng tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng. Phối hợp với Trung tâm Văn hoá và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan truyền thông, các Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn xây dựng các tuyến tin, bài, tăng cường thời lượng phát sóng phản ánh các thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo đúng định hướng truyền thông của Ngành và có trọng tâm, trọng điểm theo từng tháng, quý, năm; hướng tới mọi nhóm đối tượng tham gia, trong đó chú trọng tăng cường truyền thông chuyên đề về BHXH một lần. Đẩy mạnh truyền thông trên Internet, mạng xã hội, đăng tải, chia sẻ các tin, bài, phóng sự, video, viral clip, motion graphic, inforgraphic... nhằm lan tỏa nội dung, ý nghĩa, lợi ích của các chế độ, giá trị nhân văn của chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên Fanpage, Zalo của BHXH tỉnh/huyện; khuyến khích viên chức, người lao động sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
PV: Là địa phương vùng Nam Trung bộ, Bình Thuận có điểm đa dạng về địa lý, nhiều vùng miền như nông lâm nghiệp, vùng biển, hải đảo và nhiều dân tộc cùng sinh sống. Ông đánh giá đặc thù của đặc điểm địa hình, dân cư, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH, BHTN như thế nào và BHXH tỉnh thực hiện những giải pháp, cách thức truyền thông nào để phù hợp với thực tế địa phương?
Ông Đặng Minh Thông: Do vị trí địa lý, đặc điểm dân cư tỉnh Bình Thuận có nhiều điểm đa dạng, nhiều vùng miền như nông lâm nghiệp, hải đảo và nhiều dân tộc dàn trải bao gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện (có 01 huyện đảo) với 36 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Kinh (Việt), Chăm, Raglai, Cờ ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường… sinh sống rải đều khắp tỉnh. Việc phân hóa giữa nhóm người lao động phân bổ rộng khắp các vùng miền nên việc sử dụng phương pháp, nội dung truyền thông chính sách pháp luật như nhau cùng một nội dung, kịch bản sẽ không thể nào đạt hiệu quả. Vì vậy, chỉ có đổi mới nội dung phương pháp truyền thông theo hướng đa dạng các phương pháp, nội dung tương ứng với từng nhóm người lao động, đặc điểm dân cư, vùng miền của tỉnh Bình Thuận thì công tác truyền thông mới giúp người dân có cách tiếp cận chính sách pháp luật BHXH, BHTN, BHYT một cách thiết thực hiệu quả nhất.
Khi truyền thông sử dụng nội dung, phương pháp đúng đối tượng mới giúp họ có cái nhìn đúng, cánh hiểu đúng về chính sách BHXH, BHTN, BHYT từ đó mới nâng cao nhận thức để họ tham gia BHXH, BHTN, BHYT và duy trì việc tham gia một cách bền vững, hướng đến mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW đến năm 2025 là 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, đó là vấn đề cấp thiết đặt ra cho đội ngũ làm công tác truyền thông của BHXH tỉnh Bình Thuận
PV: Trong thời gian tới, để đột phá trong phát triển người tham gia BHXH, BHYT và mở rộng lưới an sinh bền vững trên địa bàn, BHXH tỉnh tập trung vào những nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông BHXH, BHYT như thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Minh Thông: Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 28-NQ/TW, Luật BHXH sửa đổi, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung theo các Chương trình, Quy chế đã ký kết. Rà soát, phân loại đối tượng để áp dụng hình thức, nội dung tuyên truyền cho phù hợp với từng nhóm người tham gia. Tăng cường hình thức thăm hộ gia đình để tuyên truyền chính sách BHYT theo hộ gia đình. Tiếp tục phối hợp với Bưu điện theo dõi, giám sát quá trình tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thường xuyên việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; kịp thời báo cáo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh về kết quả thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT tại địa phương
Phối hợp với các cơ quan truyền thông tiếp tục duy trì hình thức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng như: Tạp chí BHXH, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh thành phố Phan Thiết và phối hợp với Báo Bình Thuận, các cơ quan thông tấn báo chí có liên quan để tuyên truyền thường xuyên, liên tục chính sách BHXH, BHYT, kết quả hoạt động và cải cách thủ tục hành chính của BHXH tỉnh … Xây dựng Tọa đàm trực tiếp, đối thoại về chính sách BHXH, BHYT trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để kịp thời giải đáp, tư vấn chính sách cho Nhân dân và người lao động.
Các hoạt động tuyên truyền khác như thường xuyên tuyên truyền miệng thông qua hình thức tư vấn trực tiếp, giải đáp thắc mắc về chính sách BHXH, BHYT; hướng dẫn thủ tục, quy trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN; thủ tục, quy trình khám, chữa bệnh BHYT cho người tham gia BHYT. Tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube...) để tạo hiệu ứng và lan tỏa các thông điệp truyền thông của Ngành cũng như những thông tin về hoạt động của Ngành.
Chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã thường xuyên phối hợp với Đài Truyền thanh thành phố Phan Thiết, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện và Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn để tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách BHXH, BHYT, Luật BHXH, Luật BHYT, Nghị quyết số 28-NQ/TW… phát thường xuyên, liên tục với nhiều thể loại. Tập trung tuyên truyền đến người dân vùng sâu, vùng xa. Kiểm tra BHXH các huyện, qua đó định hướng và hướng dẫn thực hiện công tác thông tin, truyền thông hiệu quả, đúng quy định.
Từ những yêu cầu cấp thiết đặt ra ở trên, BHXH tỉnh Bình Thuận xác định đây là vấn đề hết sức cấp thiết đặt ra cho đội ngũ làm công tác truyền thông tại BHXH tỉnh cần nghiên cứu, đề xuất những phương thức truyền thông mới, hiệu quả, phù hợp, góp phần tiến tới BHXH, BHYT toàn dân. Để giải quyết vấn đề trên, nhóm nghiên cứu xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ:“Đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phù hợp từng nhóm người lao động, vùng miền trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” tìm ra giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, văn hóa, lối sống, nhu cầu của từng nhóm người tham gia, từng vùng, miền hoàn thành mục tiêu BHXH và BHYT toàn dân./.
PD- MT (thực hiện)
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?