Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong công tác quản lý thu, thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính

22/12/2023 03:35 PM


Ngày 20/12, BHXH Việt Nam đã có Công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong công tác quản lý thu, thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, Công văn nêu rõ, thời gian qua, việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo BHXH Việt Nam luôn được quan tâm, chú trọng. Hằng năm, căn cứ các quy định của pháp luật, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quán triệt, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công tác quản lý thu, thanh tra chuyên ngành (TTCN) và xử phạt vi phạm hành chính (VPHC). Đồng thời gắn trách nhiệm của người đứng đầu với tỷ lệ chậm đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; việc thực hiện các biện pháp sau khi thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật như xử phạt VPHC, cưỡng chế thi hành đối với các quyết định xử phạt VPHC.

Song song với vệic chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong Ngành, BHXH Việt Nam đã gửi văn bản đến các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp, tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp, BHYT, phòng chông gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

Qua theo dõi vẫn còn một số trường hợp, một số địa phương chưa chú trọng trong chỉ đạo, thực hiện chưa nghiêm túc các công tác này. BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm một số nội dung sau:

1. Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật BHXH. Tổ chức thực hiện thu, chi BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; trong đó, đảm bảo thu đúng đối tượng quy định tại Điều 2; Luật BHXH, Điều 12 Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 43 Luật Việc làm, Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động; thu đủ mức đóng theo quy định tại Điều 85, 86 Luật BHXH, Điều 13,14 Luật BHYT (sửa đồi, bổ sung năm 2014), Điều 57 Luật Việc làm, Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Đặc biệt, thu đúng phương thức đóng theo từng đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BH thất nghiệp, BHYT được quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật BHXH, khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm, Điều 15 Luật BHYT (sửa đối, bổ sung năm 2014), khoản 1 Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Việc tổchức thu phải thực hiện đúng, đủ các biện pháp nghiệp vụ được quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy trình thu BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT (bao gồm cả các văn bản sửa đổi bổ sung) và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ hàng năm của Ngành.

Đồng bộ thực hiện các giải pháp tăng thu, giảm số tiền chậm đóng, TTCN, xử lýlvi phạm đối với các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT. Phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp đôn đốc, kiểm tra, công khai các đơn vị, cá nhân chậm đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT. Nghiêm cấm tình trạng cố tình hoặc không phát huy hết tinh thần trách nhiệm để DN chậm đóng, trốn đóng kéo dài.

2. Tổ chức thực hiện TTCN theo quy định tại khoản 3 Điều 13 LuậtBHXH và Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng TTCN về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT. Đồng thời, tuân thủ đúng quy trình, quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn trong quá trình triển khai thực hiện.

Ưu tiên TTCN đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT các đơn vị có số lao động nhiều, số tiền chậm đóng lớn hoặc nguy cơ chậm đóng cao ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ trên cơ sở cân đối yêu cầu nhiệm vụ chung, điều kiện, nhân lực thực hiện nhiệm vụ TTCN của đơn vị. Khi phát hiện hành vi VPHC về đối tượng, phương thức, mức đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT phải xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm, kịp thời lập biên bản VPHC, ra quyết định xử phạt VPHC hoặc chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.

Quy trình thực hiện xử phạt VPHC phải đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, nội dung, biểu mẫu... được quy định tại Luật Xử lý VPHC (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC; xác định đối tượng bị xử phạt gắn với từng hành vi vi phạm về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT và thẩm quyền xử phạt đối với từng chức danh của Ngành BHXH Việt Nam được quy định tại Điều 39, Điều 47, Điều 52 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Điều 80, Điều 111, Điều 113 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế và khoản 35 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 29/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.

3. Riêng việc xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm về đóng BHXH, BH thất nghiệp trong trường hợp trước thời điểm lập biên bản VPHC đơn vị sử dụng lao động đã tự nguyện khắc phục toàn bộ số tiền vi phạm, BHXH Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện, trong thời gian chờ văn bản trả lời, BHXH tỉnh thực hiện theo khung mức xử phạt tối thiểu quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật Xử lý VPHC (sửa đồi, bổ sung năm 2020), mức tối đa quy định tại điểm d, khoản 1, khoản 2, Điều 24 Luật Xử lý VPHC (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và khoản 1, Điều 6, khoản 5, Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP.

Đối với những tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt VPHC thì kịp thời ra quyết định hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức cưỡng chế thi hành theo thẩm quyền quy định tại Điều 86, Điều 87, Điều 8 Luật Xử lý VPHC sửa đổi năm 2020. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.

4. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định tại Điều 216 Bộ Luật Hình sự thì kịp thời lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, khởi tố theo quy định. Quy trình, thủ tục thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự và Công văn số 239/BHXH-PC ngày 21/01/2020 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn tiếp nhận, xử lý thông tin, lập, gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố.

BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố quán triệt, chỉ đạo đến từng cán bộ, viên chức để triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trên; kịp thời chấn chỉnh, xử lý đối với các tập thể, cá nhân vi phạm và gắn việc tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật trong công tác quản lý thu, TTCN, xử phạt VPHC với công tác thi đua, khen thưởng hằng năm.

Hà Thuỷ