• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Hồ Yến Nhi
Email:
ahr.phanthiet@bbgroup.com.vn
Ngày gửi:
21/10/2022
Lĩnh vực:
Bảo hiểm xã hội
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

1. Hợp đồng lao động ký kết các ngày 17, 20 & 25 của tháng thì tính bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm của tháng ký kết hợp đồng hay từ tháng sau đó? Căn cứ nào để xác định? 2. Do đơn vị chưa có tiền đóng BHXH, nên các chế độ ốm đau, thai sản không được giải quyết kịp thời và quá hạn nộp hồ sơ 55 ngày thì có được giải quyết không?

Trả lời bởi:
Quý Hoàng - NT
Ngày trả lời:
02/11/2022
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Đối với câu hỏi “Hợp đồng lao động ký kết các ngày 17, 20 & 25 của tháng thì tính bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm của tháng ký kết hợp đồng hay từ tháng sau đó? Căn cứ nào để xác định?”

Hiện nay, pháp luật bảo hiểm xã hội có quy định:

– “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.” (Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội)

– “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT” (căn cứ theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Như vậy, với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó, cụ thể, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội.

Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, người lao động có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ:

- Giả sử 1: Công ty áp dụng thời gian làm việc 40 giờ/1 tuần ( 5 ngày /1 tuần);

- Giả sử 2: Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 là 03 ngày, từ 31/12/2022 đến ngày 02/01/2023;

- Giả sử 3: Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 là 07 ngày, từ 20/01/2023 đến ngày 26/01/2023;

Như vậy, ngày làm việc của Công ty trong tháng 01/2023 là các ngày 3,4,5,6,9,10,11, 12,13,16,17,18,19, 27,30,31

- Căn cứ cách tính ngày làm việc như trên, nếu trong tháng 01/2023, Người sử dụng lao động và Người lao động ký kết HĐLĐ thì có các trường hợp có thể xảy ra như sau:

Trường hợp thứ nhất: HĐLĐ ký trước ngày 21/01/2023 và có hiệu lực từ trước ngày 21/01/2023, người lao động có số ngày Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trở lên trong tháng 01/2023; phải đóng BHXH tháng 01/2023;

Trường hợp thứ hai: HĐLĐ có hiệu lực từ ngày 21/01/2023 về sau, người lao động có số ngày Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng 01/2023; không phải đóng BHXH tháng 01/2023

2. Đối với câu hỏi “Do đơn vị chưa có tiền đóng BHXH, nên các chế độ ốm đau, thai sản không được giải quyết kịp thời và quá hạn nộp hồ sơ 55 ngày thì có được giải quyết không?

Đối với trường hợp này chúng tôi xin trả lời như sau: Khi nào đơn vị đóng đủ tiền BHXH đến hết tháng người lao động nghỉ ốm đau, thai sản thì được cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau, thai sản. Trường hợp nộp hồ sơ chậm thì đơn vị có thêm văn bản giải trình.