Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tái phát)

25/07/2019 03:03 PM


6 Tên TTHC Giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do thương tật, bệnh tật tái phát
6.1 Trình tự
 thực hiện
1. Bước 1: NLĐ nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp TNLĐ một lần thì nộp hồ sơ cho BHXH huyện/tỉnh nơi cư trú.
Trường hợp giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
2. Bước 2: Cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ của NLĐ để xét duyệt trợ cấp và thực hiện chi trả trợ cấp cho NLĐ.
6.2 Cách thức
thực hiện
1. NLĐ lựa chọn nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử (kèm hồ sơ giấy hoặc không kèm hồ sơ giấy);
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
2. NLĐ nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp một lần) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Thông qua tài khoản ngân hàng của NLĐ.
6.3 Thành phần
hồ sơ
1. Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp).
2. Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Bản sao Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ hoặc bản sao Biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.
3. Bản chính Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.
4. Bản chính Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK.
5. Bản chính Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).
6. Bản chính Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK).
6.4 Số lượng hồ sơ 01 bộ (áp dụng cho giao dịch trực tiếp và giao dịch điện tử mà chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử)
6.5 Thời hạn
giải quyết
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
6.6 Đối tượng
thực hiện TTHC
Cá nhân
6.7 Cơ quan
thực hiện TTHC
BHXH tỉnh/huyện theo phân cấp giải quyết.
6.8 Kết quả thực hiện TTHC - Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hoặc một lần do vết thương tái phát (Các Mẫu 03E-HSB, 03G-HSB, 03H-HSB, 03K-HSB) và Quyết định về việc cấp tiền mua PTTGSH (Mẫu 03P-HSB) (nếu có);
- Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng.
6.9 Lệ phí Không
6.10 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không
6.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC 1. NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bị TNLĐ có mức suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên, khi thương tật tái phát đã điều trị ổn định.
2. NLĐ bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp PTTGSH theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật.
6.12 Căn cứ pháp lý của TTHC - Luật BHXH số 58/2014/QH13;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 166/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 33/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 143/2018/NĐ-CP;
- Thông tư số 15/2016/TT-BYT;
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT;
- Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH
- Quyết định số 838/QĐ-BHXH;
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH;
- Quyết định số 166/QĐ-BHXH.

  • Lượt truy cập:
  • Tháng này:
  • Hôm nay:
  • Đang trực tuyến: 1