Sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị
16/05/2024 03:29 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là là trách nhiệm, nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội theo Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị.
Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu cấp ủy trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị và trên cơ sở Kế hoạch số 150-KH/TU, ngày 18/6/2019 của Tỉnh ủy Bình Thuận về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW để phát huy vai trò của đảng viên, công chức, viên chức trong việc góp ý, phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đồng thời khắc phục tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo; xử lý nghiêm các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo tham nhũng, tiêu cực; kịp thời biểu dương, khen thưởng người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đảng bộ BHXH tỉnh tổ chức học tập Nghị quyết cho đảg viên, công chức, viên chức
Trong những năm qua, Đảng bộ, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, luôn xác định đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt đến từng chi bộ, đơn vị trực thuộc, từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Ngành. Thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị khi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo quy định để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đơn vị, tổ chức và cá nhân có hành vi sai trái, trả thù, trù dập, cản trở người tố cáo, bao che, dung túng người bị tố cáo, không làm tròn trách nhiệm bảo vệ người tố cáo hoặc lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ, an ninh chính trị tại địa phương.
Qua 05 năm thực hiện, toàn Đảng bộ, cơ quan BHXH tỉnh Bình Thuận không có đơn thư phán ánh, tố cáo liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, thái độ, tác phong làm việc, thực thi công vụ của đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức; không có trường hợp để xảy ra tình trạng người tố cáo thuộc lĩnh vực phụ trách bị trả thù người tố cáo.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trong thời gian tới BHXH tỉnh Bình Thuận, trước hết là cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, người dân nắm bắt, gắn với việc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách; sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện của cấp dưới; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ, đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân về hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng tcó liên quan nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong công tác bảo vệ người tố cáo.
Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, có biểu hiện tiêu cực trong việc bảo vệ người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những biểu hiện tham nhũng, lãng phí./.
Hoàng Nhân
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Tọa đàm, Sinh hoạt ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3
Thăm, chúc Tết gia đình chính sách
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021