Bộ Y tế ban hành 14 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xác định mã số hàng hóa
19/06/2024 09:36 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BYT với 14 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người và mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/2024.
Thông tư này ban hành các danh mục và nguyên tắc áp dụng các danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc gồm: thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin, sinh phẩm; nguyên liệu làm thuốc là dược chất, dược liệu, các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc và Danh mục mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Thông tư này không điều chỉnh đối với nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang: hàng hóa không sử dụng với mục đích làm thuốc, hàng hóa không phải là nguyên liệu làm thuốc dùng cho người.
Theo Thông tư, danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người và mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam bao gồm:
Danh mục 1: Danh mục thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 219 loại.
Danh mục 2: Danh mục nguyên liệu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu là dược chất gây nghiện đã được xác định mã số hàng hóa gồm 43 loại.
Danh mục 3: Danh mục nguyên liệu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu là dược chất hướng thần đã được xác định mã số hàng hóa gồm 70 loại.
Danh mục 4: Danh mục nguyên liệu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu là tiền chất dùng làm thuốc đã được xác định mã số hàng hóa gồm 8 loại.
Danh mục 5: Danh mục thuốc, dược chất xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục chất cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực đã được xác định mã số hàng hóa gồm 118 loại.
Danh mục 6: Danh mục nguyên liệu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu là chất phóng xạ sử dụng trong ngành y tế đã được xác định mã số hàng hóa gồm 80 loại.
Danh mục 7: Danh mục nguyên liệu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu là dược chất và bán thành phẩm đã được xác định mã số hàng hóa gồm 967 loại.
Danh mục 8: Danh mục thuốc chỉ chứa 01 thành phần dược chất xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 1.278 loại.
Danh mục 9: Danh mục thuốc dạng phối hợp xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 425 loại.
Danh mục 10: Danh mục vắc xin xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 58 loại.
Danh mục 11: Danh mục dược liệu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa gồm 370 loại.
Danh mục 12: Danh mục các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa gồm 25 loại.
Danh mục 13: Danh mục thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa gồm 94 loại.
Danh mục 14: Danh mục mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 21 loại.
Nguyên tắc áp dụng danh mục
Thông tư nêu rõ, trường hợp có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã số hàng hóa đối với các hàng hóa thuộc các Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Đối với các thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu chưa được liệt kê và xác định mã số hàng hóa trong các Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Sau khi thông quan, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu có văn bản gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) để làm cơ sở phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật và ban hành Danh mục bổ sung.
Các mặt hàng dược chất, dược liệu, các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu ngoài mục đích làm thuốc còn có thể sử dụng với mục đích khác nhau. Theo đó, trường hợp những mặt hàng này sử dụng làm thuốc, nguyên liệu làm thuốc thì phải áp dụng quy định theo pháp luật về dược; trường hợp sử dụng với mục đích khác thì áp dụng quy định pháp luật khác có liên quan.
Phạm Chính
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Tọa đàm, Sinh hoạt ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3
Thăm, chúc Tết gia đình chính sách
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021