Triển khai Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng
19/07/2024 09:01 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 24/11/2023 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW "Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới".
Để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Chương trình hành động số 81-Ctr/TU ngày 26/3/2024 về thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW và Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Chương trình hành động số 883-Ctr/BCSĐ ngày 14/5/2024 về thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW. Trên cơ sở đó, BHXH tỉnh đã tổ chức quán triệt đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành về ý nghĩa, tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 42- NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; gắn trách nhiệm của mỗi đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong việc chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu mà Nghị quyết số 42-NQ/TW đã đề ra.
Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm thống nhất về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của mỗi của cán bộ, đảng viên đối với chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn mới. Trong đó, tập trung quán triệt các mục tiêu như: Từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; phấn đấu đạt được các mục tiêu theo từng giai đoạn mà Nghị quyết đã đề ra; sử dụng an toàn và đảm bảo cân đối quỹ BHXH trong dài hạn; xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
BHXH tỉnh tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024
BHXH tỉnh Bình Thuận cũng đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BHTN, đưa công tác tuyên truyền giữ vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu Nghị quyết của Đảng đến với các cấp chính quyền và người dân; vì vậy đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giúp người dân hiểu rõ mục tiêu phát triển BHXH, BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách của Đảng và nhà nước, từ đó động viên, khuyến khích nhân dân tích cực, chủ động tham gia. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 42-NQ/TW, Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 19/5/2022 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; Quyết định số 546/QĐTTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025 trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài Phát thanh, Đài Phát thanh -Truyền hình, trên Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh, tuyên truyền qua mạng xã hội Zalo, Facebook; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tuyên truyền lưu động, xây dựng các panô, áp phích, băng rôn, tờ rơi, tờ gấp để tuyên truyền Luật BHXH sửa đổi năm 2014, Luật BHYT, Luật Việc làm bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Đồng thời, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và các chính sách, pháp luật khác có liên quan. Bám sát mục tiêu, quan điểm, định hướng của Nghị quyết của Đảng để đánh giá thực tiễn thực hiện; chủ động đề xuất xây dựng chính sách mở rộng người tham gia; đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ, bền vững, thống nhất, đồng bộ để từng bước khẳng định chính sách BHXH, BHYT là chính sách quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, ngăn ngừa các hành vi trốn đóng, chậm đóng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số trong việc thực hiện thu chi và giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, bao gồm các thành phần thủ tục, hồ sơ và các nội dung, thông tin trong từng thủ tục, hồ sơ theo hướng tinh gọn. Đẩy mạnh việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu, thông tin có liên quan với các cơ quan, tổ chức nhằm loại bỏ, đơn giản nội dung, thông tin trong từng mẫu biểu, thủ tục hồ sơ để đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành. Công khai, minh bạch TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ công theo hướng người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, phấn đấu chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH, BHYT đến năm 2030 đạt mức từ 90% trở lên. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu của đơn vị, tổ chức, người lao động, người dân tham gia, giải quyết và thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT để hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quản lý, hỗ trợ nghiệp vụ, kết nối chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết TTHC trong lĩnh vực BHXH và góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số.
Với mục tiêu đến năm 2030, BHXH tỉnh Bình Thuận phấn đấu đạt 60% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; trên 97% dân số tham gia BHYT; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở được BHYT chi trả; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 95%; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH, BHYT đạt mức 90%. Số người nhận các chế độ BHXH, BHTN qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hằng năm luôn tăng trưởng bền vững, trong đó tại khu vực đô thị đảm bảo đạt trên 75%.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển hệ thống công nghệ thông tin của Ngành BHXH Việt Nam để đạt các yêu cầu trong tình hình mới; tích hợp, liên thông, liên kết, xử lý tập trung: (1) Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; (2) Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành khác để triển khai dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, đơn vị sử dụng lao động và triển khai kiểm tra, kiểm soát dựa trên dữ liệu lớn; (3) 100% các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam có liên quan đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tái cấu trúc và ứng dụng công nghệ hiện đại, đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; (4) 100% hồ sơ công việc của Ngành BHXH Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng./.
Hoàng Nhân
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Tọa đàm, Sinh hoạt ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3
Thăm, chúc Tết gia đình chính sách
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021