Cải cách chính sách BHXH: Bảo đảm An sinh bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
23/07/2019 03:50 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thống kê hiện cũng cho thấy có trên 6,4 triệu lao động phi chính thức (tương ứng 35,6%) làm nghề “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” và trên 5,3 triệu lao động phi chính thức (tương ứng 29,8%) làm nghề “Thợ thủ công và các thợ có liên quan”. Khoảng 18% lao động phi chính thức là “Lao động giản đơn”, các nhóm nghề còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. An sinh xã hội cho nhóm lao động phi chính thức luôn là vấn đề cần quan tâm khi nhóm này đa số phải tự bảo đảm an sinh trong khi tình trạng việc làm luôn bấp bênh, khó đảm bảo tích lũy. Có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương (bao gồm 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương) trong khi chỉ có 14,0% lao động chính thức được xếp vào nhóm này. Nữ giới có xu hướng làm các công việc dễ bị tổn thương hơn nam giới. Có 31,8% lao động phi chính thức nam giới được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương trong khi con số này ở nữ giới lên tới 59,6%. Ngay cả với nhóm chủ cơ sở, tự hoạt động kinh doanh nhỏ, lẻ, việc tự bảo đảm an sinh cũng là vấn đề đáng lo lắng. Chủ cơ sở có thời gian làm việc nhiều nhất (trên 50 giờ/tuần) – theo kiểu lấy công làm lãi; trong khi lao động gia đình có thời gian làm việc ít nhất (44 giờ/tuần). Số giờ làm việc trung bình của lao động phi chính thức làm công ăn lương là 49,2 giờ/tuần, cao hơn 02 giờ so với lao động chính thức làm công ăn lương (47,2 giờ/tuần) và cao hơn số giờ làm việc tối đa theo quy định (48 giờ/tuần). Hầu hết lao động phi chính thức không có BHXH - 97,9% và chỉ có 1,9% đóng BHXH tự nguyện.
Cải cách chính sách BHXH – xây dựng nền tảng An sinh bền vững Các quốc gia đã và đang có nhiều thay đổi về mặt chiến lược để bảo đảm vừa tận dụng thành công các điểm tích cực từ cách mạng công nghiệp 4.0 đồng thời hạn chế những tác động không mong muốn do công nghệ, nhất là về việc làm, an sinh xã hội. ILO khuyến nghị: với sự thay đổi ngày càng tăng do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, những người lao động thường xuyên chuyển từ công việc này sang công việc khác cần phải được hỗ trợ. Các chính sách thị trường lao động chủ động hiệu quả giúp kết nối người lao động với việc làm đóng vai trò quan trọng để thường xuyên giúp người lao động phát triển những kỹ năng mới; đảm bảo sự chuyển dịch thuận lợi từ một công việc này sang một công việc khác, hỗ trợ đào tạo kỹ năng và cung cấp BHTN trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các công việc. Chỉ có chính sách An sinh xã hội phù hợp, bao gồm cả BHTN mới có thể hỗ trợ chuyển dịch người lao động từ các ngành nghề năng suất thấp lên năng suất cao và xúc tiến việc làm. Thực tế cũng cho thấy sự quan tâm đến chính sách tạo việc làm, bảo đảm An sinh xã hội cho người lao động được các quốc gia ngày càng quan tâm nhiều hơn bên cạnh việc phát triển kinh tế nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất. Tại Việt Nam, các định hướng lớn phát triển An sinh xã hội, trụ cột là BHXH, BHYT cho thấy sự chủ động thích ứng với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này được thể hiện rõ nhất qua Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 về cải cách chính sách BHXH. Trước khi đưa các định hướng cải cách, Nghị quyết đã nhận định: Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hoá dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới… Chính sách BHTN chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa… Từ những phân tích ở trên, hai yếu tố cần quan tâm nhất bước đầu đã được đánh giá mức độ tác động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 chính là sự xuất hiện các quan hệ lao động mới và giải pháp phòng ngừa thất nghiệp cho nhóm lao động phi chính thức. Trên cơ sở sở đó, các định hướng cải cách chính sách BHXH của Việt Nam thể hiện toàn diện trong Nghị quyết 28 – NQ/TW, hướng đến giải quyết những hạn chế, sẵn sàng cho những thách thức mới đã và đang đến từ cách mạng công nghiệp 4.0. Nghị quyết nêu rõ: từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng. Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong đó, bao gồm cả người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt. Nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện chính sách BHTN, chú trọng không chỉ các giải pháp xử lý hậu quả thông qua việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, đào tạo đáp ứng yêu cầu của công việc mới, giới thiệu việc làm mà cần chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động. Sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm. Những định hướng trên nằm trong tổng thể cải cách toàn diện chính sách BHXH của Việt Nam, cho thấy tầm nhìn chiến lược, sẵn sàng trước các thách thức mới trong bảo đảm An sinh xã hội cho người dân.. Tài liệu tham khảo: - Nghị quyết 28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách BHXH. - Báo cáo Lao động phi chính thức 2016, Tổng Cục thống kê, Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, 2016. - Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Hàm ý đối với thị trường lao động, Tổ chức Lao động quốc tế, 2018.
Thạc sĩ Đinh Thị Hiền
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phú Quý: Tổ chức khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp ...
Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ...
Vai trò Nhà trường trong công tác bảo hiểm y tế Học sinh - ...
Phú Quý: Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện với người ...
Tuyên dương điển hình tiên tiến, tiến tới Đại hội Thi đua ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?