Xây dựng Chương trình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị
30/11/2023 03:17 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW nhằm thúc đẩy cải cách, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh bền vững, ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Theo đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiện trong toàn ngành.
Xác định BHXH, BHYT là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiến tới BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH đa tầng đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Thực hiện nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống; đảm bảo tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHTN là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, BHTN; gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức, thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH cho tất cả người lao động.
Áp phích tuyên truyền trên các tuyến đường của TP Phan Thiết
Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85%. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95% dân số. Đến năm 2030, có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt trên 95% dân số. Đồng thời, xây dựng hệ thống BHXH, BHYT ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cao.
Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cần có nhiều giải pháp. Một là, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của tỉnh, trong đó bám sát các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH; Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ; Chương trình hành động số 52-CTr/TU ngày 28/8/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) thực hiện thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH và Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 19/5/2022 của Chính phủ giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025. Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN của Đảng, Nhà nước; đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Thực hiện giải quyết chính sách BHXH đảm bảo đúng pháp luật, kịp thời, thuận lợi cho người thụ hưởng; đề xuất, kiến nghị về những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT để kịp thời khắc phục và điều chỉnh.
Khen thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Ba là, tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp. Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thủ tục hồ sơ, chế độ BHXH, BHYT, BHTN; cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; đẩy mạnh giao dịch điện tử cấp độ 4 trên Công Dịch vụ công Quốc gia và Công dịch vụ công của Ngành; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm và công bố, công khai công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ, gây phiền hà. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nhân, doanh nghiệp; không để xảy ra hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực đối với doanh nhân, doanh nghiệp. Bốn là, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức doanh nghiệp đối với sự phục vụ của ngành BHXH. Thực hiện tốt việc hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân về BHXH, BHYT, BHTN. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Năm là, phối hợp với các Sở, ban, ngành trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại các doanh nghiệp, nhất là phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế, Kế hoạch-Đầu tư để nắm bắt thông tin về số đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động; số đơn vị được thành lập mới hoặc giải thể, phá sản; số lao động; tiền lương, phụ cấp của người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp để đôn đốc, vận động đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của các doanh nghiệp; có biện pháp xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm như trốn đóng, đóng không đúng mức quy định, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN. Sáu là, chủ động, nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao, với các giải pháp phát triển và mở rộng người tham gia BHXH, BHTN, BHYT trong các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT tại địa phương, góp phần hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHXH, BHYT được Chính phủ giao hằng năm./.
Hoàng Nhân
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?