Phát triển số người tham gia BHYT bền vững
13/07/2023 02:05 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đến nay nữa chặng đường của năm 2023 đã đi qua. Tuy có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) luôn sâu sát, kịp thời và quyết liệt… nên đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, viên chức cơ quan BHXH và sự đồng lòng hỗ trợ của các ngành liên quan. Vì vậy, kết quả các mặt công tác cơ bản đã đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra, trong đó một số chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Siêu âm chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân BHYT
Nổi bật là phát triển người tham gia BHYT tăng đều tại các địa phương; công tác giám định được kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng quỹ KCB BHYT tại các cơ sở KCB, hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng, trục lợi nguồn quỹ. Đến đầu tháng 7/2023 số người tham gia BHYT là 1.051.635 người, đạt 92,7% kế hoạch; tăng 3,1% so với cùng kỳ 2022. Số còn phải thực hiện đến cuối năm nay là 83.229 người. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 90,31% dân số (Chỉ tiêu Chính phủ giao năm 2023 là 92,25%). Trong đó, người thuộc hộ nghèo đã được cấp thẻ BHYT đạt 99,9%, còn 31 người chưa được cấp thẻ BHYT. Người thuộc hộ cận nghèo đã được cấp thẻ BHYT đạt 99,9%, còn 56 người chưa được cấp thẻ BHYT.
Đối với học sinh, sinh viên (HSSV) đạt tỷ lệ 98,9% số người tham gia BHYT. Hiện còn 2.685 em chưa tham gia, chiếm tỷ lệ 1,1%, chủ yếu là HSSV có thời hạn tham gia ngắn 3 tháng, 6 tháng thẻ hết hạn, nhưng chưa tham gia lại; người dân tộc thiểu số, người thuộc xã bãi ngang không còn được ngân sách hỗ trợ đóng BHYT. Các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT cũng tăng dần hàng tháng. Tuy nhiên, số người tham gia BHYT vẫn còn giảm 61.511 người so với cuối năm 2022, giảm nhiều ở các nhóm: Hộ gia đình nghèo; hộ gia đình cận nghèo; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi… Ngoài ra, một bộ phận chủ doanh nghiệp chưa ý thức hết trách nhiệm của mình trong việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, chưa kịp thời đóng tiền phát sinh hàng tháng; nhiều doanh nghiệp chậm đóng với số tiền lớn và kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Số người nghèo, cận nghèo giảm so với năm trước; HSSV, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT với thời gian ngắn hạn, khi thẻ BHYT hết hạn chưa tiếp tục tham gia lại; người sinh sống ở vùng khó khăn, miền núi, người dân thuộc các xã bãi ngang ven biển, người mới thoát nghèo không còn thụ hưởng chính sách BHYT, điều kiện kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nên các địa phương vận động người dân tiếp tục người tham gia BHYT tự đóng còn hạn chế.
Trong thời gian tới, ngành BHXH phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đôn đốc thu BHXH, BHYT; tăng cường công tác hậu kiểm, tập trung thu tiền chậm đóng nhằm hoàn thành chỉ tiêu năm 2023. Phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư, cơ quan Thuế các cấp xác minh tình trạng hoạt động của đơn vị; phối hợp tổ Liên ngành thanh tra đột xuất các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT từ 03 tháng trở lên, chậm đóng kéo dài; tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, các đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT. Đồng thời, theo dõi, xử lý kết luận sau thanh tra, kiểm tra. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế chỉ đạo các cơ sở KCB thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về KCB BHYT.
N.H
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?