Thay đổi về lương hưu năm 2021

30/10/2020 01:43 PM


Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực, cũng từ thời điểm này sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến việc nghỉ hưu và lương hưu của người lao động.

Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực, cũng từ thời điểm này sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến việc nghỉ hưu và lương hưu của người lao động.

Thứ nhất, thay đổi số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính mức lương hưu

          Theo Điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ (từ ngày 01/01/2018 trở đi, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và nữ); mức tối đa bằng 75%.

          Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm (tăng 01 năm so với năm 2020). Sự thay đổi này không tác động tới lao động nữ.

          Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tăng theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. (Những năm trước đây trong điều kiện bình thường sẽ được nghỉ hưu vào năm 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ).

Thứ hai, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu

          Những năm trước đây, khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ thì được nghỉ hưu. Từ năm 2021, tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định: lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 03 tháng; lao động nữ được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi 04 tháng trong điều kiện lao động bình thường và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

          Những thay đổi này chỉ áp dụng điều kiện nghỉ hưu trong các trường hợp phổ biến nhất đối với người lao động. Các trường hợp đặc biệt khác được qui định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể:

          Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

         Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ ba, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm lao động

          Từ năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm lao động cũng được thay đổi theo quy định mới tại điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019. (sửa đổi, bổ sung Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động) Cụ thể: Đối với người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp:

          Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% và có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng, trước đây nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi).

          Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (tức là nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng; trước đây nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi).

Đặng Minh Thông