Mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân
26/10/2021 05:04 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) giúp người dân, người nghèo khó khăn được tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT). Đồng thời, BHYT cũng chính là cứu cánh của người dân khi đi khám, chữa bệnh (KCB), đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giá các DVYT, thuốc điều trị ngày càng tăng cao. Vì vậy, tham gia BHYT là nhu cầu cần thiết của người dân.
Bà Nguyễn Thị N…, xã Tiến Lợi, TP. Phan Thiết, mặc dù kinh tế gia đình thuộc dạng khá, song bà bị mắc bệnh tiểu đường, tim mạch với chi phí điều trị cao cho nên kinh tế gia đình cũng gặp khó khăn. Bà N.. cho biết, do sức khỏe yếu lại nhiều bệnh nên thường xuyên nằm viện điều trị nội trú, chi phí mỗi ngày dù ít cũng phải hơn 500 nghìn đồng. Về lâu dài chi phí cho việc chữa bệnh sẽ trở thành một gánh nặng rất lớn cho gia đình. Tuy nhiên, nhờ có thẻ BHYT đã giúp gia đình đỡ lo lắng hơn về chi phí điều trị bệnh của bà. Bà N chia sẻ: “Tôi thấy việc tham gia BHYT rất có lợi, nếu có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh tiền chi trả viện phí sẽ giảm đi rất nhiều, không phải lo lắng”.
Gia đình chị Lê Thị K.., xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam đã tham gia BHYT cho cả 04 người, vợ chồng chị cũng tham gia BHYT đã hơn 5 năm nay. chị K.. nói: “Tham gia BHYT mang lại nhiều lợi ích rất thiết thực. Cách đây 03 năm chồng tôi không may bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não và đã được mỗ tại bệnh viện đa khoa tỉnh, nếu không có thẻ BHYT thì số tiền hơn hai chục triệu đồng để trị bệnh như thế không biết kiếm đâu ra”. Không riêng gì bà N.., chị K.. mà với nhiều bệnh nhân khác, đặc biệt là những người bị bệnh nan y, bệnh mãn tính, điều trị dài ngày thì việc tham gia BHYT là giải pháp tối ưu có thể giảm được chi phí lớn cho việc điều trị mà người bệnh phải trả.
Với mức tham gia BHYT bằng 4,5% lương tối thiểu hiện hành (tương đương 804.600 đồng/ năm (đối với người thứ nhất) và từ người thứ hai đến người thứ năm trong gia đình lần lượt được giảm trừ mức đóng từ 30% (người thứ hai) đến 60% (người thứ năm) và đặc biệt từ người thứ năm trở đi mức đóng chỉ bằng 40%, tương đương với số tiền là 321.800 đồng/ năm. Mức đóng như thế nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo, phải chi phí lớn, người tham gia BHYT sẽ được KCB chu đáo, không phân biệt giàu nghèo, được hưởng đầy đủ dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí thuốc, dịch truyền, phẩu thuật… đó chính là mục tiêu mà BHYT đã và đang thực hiện.
Trong điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giá thuốc, giá dịch vụ kỹ thuật…ngày càng tăng cao…là áp lực rất lớn đối với nhiều gia đình. Do vậy, việc tham gia BHYT để chủ động phòng ngừa rủi ro phải được coi là giải pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đây cũng là giải pháp không thể thiếu để thoát nghèo và chống nghèo hiệu quả trước những rủi ro không thể lường trước. Với những lợi ích thiết thực mà BHYT đem lại, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh số người tham gia BHYT ngày càng tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 1,1 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 90,26% dân số; đã có hơn 2,2 triệu lượt người khám, chữa bệnh trong và ngoài tỉnh với chi phí hơn 692,5 tỷ đồng.
Lợi ích thiết thực của việc tham gia BHYT là như thế, nhưng không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và tính chia sẻ cộng động của chính sách BHYT. Vẫn còn hơn 9,74% dân số trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tham gia BHYT. Đa phần người tham gia BHYT là đối tượng thuộc diện chính sách; cán bộ hưu trí; công chức, viên chức; người lao động trong các doanh nghiệp; học sinh, sinh viên; người nghèo; trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng các hộ gia đình, lao động làm nghề tự do, buôn bán nhỏ, làm nông nghiệp, lâm nghiệp… tham gia BHYT không nhiều, trong khi đây là đối tượng chiếm số đông trong cộng đồng dân cư và cần được tham gia.
Để đạt mục tiêu tỉnh Bình Thuận toàn dân tham gia BHYT thì cần phải tiến hành thống nhất, đồng bộ một số công việc trọng tâm. Một mặt, phải tổ chức tốt và nâng cao chất lượng KCB BHYT; mặt khác phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống tiêu cực, lạm dụng, trục lợi; đồng thời, phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BHYT. Công tác tuyên truyền phải đi trước một bước, giúp mọi người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, công tác tuyên truyền cần phải được chú trọng, triển khai thường xuyên, liên tục đa dạng và phong phú. Để thực hiện chính sách BHYT, tiến tới xây dựng BHYT toàn dân cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng xã hội./.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho người lao ...
Phú Quý: Tổ chức khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp ...
Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ...
Vai trò Nhà trường trong công tác bảo hiểm y tế Học sinh - ...
Phú Quý: Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện với người ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?