Bảo hiểm y tế hộ gia đình - trách nhiệm của địa phương
26/05/2022 10:48 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Luật số 46/2014/QH13 ngày 16/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã tăng cường tuyên truyền tính ưu việt của chính sách BHYT để vận động người dân tham gia BHYT; Ngân sách Trung ương cũng như địa phương đã hỗ trợ nhóm người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình… Hộ nghèo, cận nghèo đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng; Nhóm học sinh, sinh viên ngân sách Trung ương hỗ trợ 30% mức đóng BHYT và ngân sách tỉnh hỗ trợ 3% mức đóng; Nhóm tham gia BHYT hộ gia đình thì có chính sách Nhà nước giảm trừ mức đóng từ thành viên thứ 02 (hai) trong gia đình trở đi. Cùng với đó, các chính sách sửa đổi tăng quyền lợi BHYT như người tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục trở lên, khi đi khám, chữa bệnh mà trong năm có số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh từ thời điểm đó đến hết năm dương lịch; Thông tuyến huyện từ ngày 01/01/2016; Thông tuyến tỉnh nội trú từ ngày 01/01/2021… đã tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT.
Hiện nay, vận động người dân tham gia BHYT đang giao Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, phường, thị trấn và Bưu điện làm Đại lý thu BHYT. Thực tế, mỗi xã có 01 Đại lý thu BHYT và có từ 2-3 Đại lý thôn (trực thuộc Đại lý xã) chủ yếu thường trực tại Văn phòng UBND xã (cán bộ xã kiêm nhiệm), chờ người dân đến đăng ký tham gia BHYT chứ chưa thực sự chủ động đến vận động từng nhà. Sở dĩ số lượng người tham gia BHYT hộ gia đình chưa cao là do các đoàn thể chưa thật sự vào cuộc tuyên truyền, vận động xem như đây là cơ chế mua bán trên thị trường.
Đối với BHYT hộ gia đình, tỷ lệ tham gia còn thấp. Nên chăng phải có chế tài bằng việc phải xác định phát triển người tham gia BHYT hộ gia đình là trách nhiệm của địa phương. Nhân viên Đại lý thu BHYT phải tích cực đến từng nhà, nhất là dịp tết, lễ để vận động người dân tham gia BHYT… Bên cạnh đó, chính quyền xã, thôn, khu phố hoàn toàn đảm nhiệm tốt chức năng quản lý người tham gia BHYT bằng việc phân công trách nhiệm minh bạch. Trong đó, chính quyền thôn, xã thực hiện chức năng tạo lập và duy trì sổ cái tích hợp thông tin BHYT theo hộ gia đình với thông tin di biến động dân số và an sinh xã hội khác. Chính quyền thôn cũng là nơi thực thi hoạt động cập nhật thông tin và báo cáo thông tin đáp ứng yêu cầu tổng hợp của chính quyền xã. Chính quyền xã thực hiện tổng hợp thông tin toàn xã, truy xuất, báo cáo thông tin đáp ứng yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội và các ban ngành cấp trên, đồng thời thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động thu thập thông tin của tuyến thôn. Toàn bộ hệ thống thông tin được tổ chức lại theo hướng tin học hóa phục vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính và đáp ứng ngày càng thuận tiện hơn cho cả người dân và cơ quan quản lý.
Nếu UBND cấp xã, phường tích cực trong công tác điều hành, chỉ đạo các Đại lý thu các xã, phường, thôn, khu phố; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…hy vọng rằng chúng ta sớm hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao./.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho người lao ...
Phú Quý: Tổ chức khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp ...
Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ...
Vai trò Nhà trường trong công tác bảo hiểm y tế Học sinh - ...
Phú Quý: Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện với người ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?