Tăng cường chuyển đổi số để đơn giản hóa thủ tục hành chính
28/12/2022 07:04 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận đã tích cực phối hợp với các Sở, ngành triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm.
Đưa công nghệ số vào công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT
Xác định công tác chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Ngành, vì vậy ngay từ đầu năm, BHXH tỉnh Bình Thuận đã thành lập Tổ công tác BHXH tỉnh triển khai Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 238/QĐ-BHXH, ngày 28/02/2022). Đồng thời, ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để triển khai cập nhật bổ sung số Định danh cá nhân/Căn cước công dân (ĐDCN/CCCD) của người lao động đang tham gia vào CSDL BHXH Việt Nam quản lý; phối hợp xử lý các trường hợp không xác thực thông tin CSDL Quốc gia về dân cư và đề xuất Công an tỉnh phối hợp hỗ trợ cung cấp số ĐDCN, đảm bảo tiến độ cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2022 cho người tham gia thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp…Bên cạnh đó, còn phối hợp cùng các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện., thị xã, thành phố chỉ đạo và đầu tư mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện có hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ.
Ứng dụng triệt để CNTT trong quản lý, điều hành và xử lý, giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ của Ngành như: Phần mềm "Tiếp nhận hồ sơ 3.0"; Phần mềm thông tin giám định BHYT, kết nối 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT từ tuyến xã đến tỉnh để giám sát và quản lý, theo dõi công tác khám chữa bệnh BHYT; Phần mềm Quản lý, Sổ - thẻ; giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; tài chính kế toán; quản lý nhân sự; quản lý văn bản điều hành Eoffice; hệ thống email công vụ; thực hiện chữ ký số trong toàn Ngành…
Ngoài ra, BHXH tỉnh còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người tham gia BHYT về việc sử dụng CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID, VssID khi đi khám chữa bệnh BHYT; thường xuyên tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các TTHC qua giao dịch điện tử (GDĐT); khuyến khích các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thực hiện thanh toán các chế độ BHXH, BHTN qua phương tiện không dùng tiền mặt và gắn trách nhiệm của từng công chức, viên chức (CCVC) trong việc khai thác, bổ sung làm giàu CSDL quốc gia về dân cư.
Trong giải quyết TTHC, đã thiết lập Hệ thống thông tin một cửa điện tử, triển khai 25/25 TTHC nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 được tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia. Hỗ trợ giao dịch điện tử, giám sát chặt chẽ, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng, máy tính, cơ sở dữ liệu Ngành trên địa bàn toàn tỉnh; xử lý các vướng mắc về ứng dụng VssID, vướng mắc về KCB bằng CCCD; thực hiện dịch vụ gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình (có giảm trừ mức đóng), thủ tục giải quyết hưởng BHXH một lần xác thực qua chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động tích hợp trên Cổng DVC BHXH Việt Nam và Cổng DVC quốc gia.
Đẩy mạnh công tác số hóa hồ sơ, tài liệu lưu trữ quản lý tập trung nhằm phục vụ nhanh chóng, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu “bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào CSDL quốc gia về dân cư”. Bố trí viên chức để thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC, phản ánh kiến nghị (PAKN) của người dân và doanh nghiệp trên hệ thống Cổng DVC quốc gia. Qua đó, tiếp nhận và xử lý, phát hiện những thủ tục không phù hợp, không cần thiết để kiến nghị, đề xuất thay đổi, bổ sung, hủy bỏ.
Nhờ tăng cường công tác chuyển đổi số, vì vậy tính đến hết tháng 11/2022, toàn tỉnh có 3.793/3.846 đơn vị thực hiện các TTHC qua GDĐT, đạt tỷ lệ 98,6%, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đã tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, đơn vị qua GDĐT chiếm 96,6%, thực hiện GDĐT hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH ngắn hạn đạt 99,8% đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi và mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.
Có thể thấy, việc triển khai thực hiện Đề án 06 đã góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh nói chung và tại BHXH tỉnh nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN dễ dàng giao dịch với cơ quan BHXH, nâng cao hiệu quả xử lý công việc của CCVC./.
Hoàng Hà
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho người lao ...
Phú Quý: Tổ chức khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp ...
Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ...
Vai trò Nhà trường trong công tác bảo hiểm y tế Học sinh - ...
Phú Quý: Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện với người ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?