Cảnh báo thủ đoạn giả mạo các đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP để lừa đảo
08/10/2024 07:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng thủ đoạn giả mạo văn bản của Sở Y tế sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu chủ cơ sở nếu không muốn bị kiểm tra thì chuyển tiền, nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cục ATTP (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 2560/ATTP-PCTTr thông báo thủ đoạn lừa đảo giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra. Theo thông tin phản ánh từ một số Sở Y tế và báo chí, tại nhiều tỉnh, thành phố, trong thời gian qua, có hiện tượng giả mạo văn bản chỉ đạo của Sở Y tế (như thông báo, quyết định về việc thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát) về tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả danh đoàn thanh tra ATTP
Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng số điện thoại giả danh là lãnh đạo Sở Y tế, Thanh tra Sở Y tế hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm gọi điện đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành y tế quản lý yêu cầu đại diện cơ sở có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để làm việc với Đoàn thanh tra, kiểm tra; cho số điện thoại để cơ sở liên lạc.
Các đối tượng này đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước để cắt ghép và gửi cho chủ cơ sở. Đây là thủ đoạn lợi dụng cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để từ đó yêu cầu các chủ cơ sở nếu muốn không bị kiểm tra thì chuyển tiền để không bị kiểm tra với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước thông tin này, Cục ATTP đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Sở ATTP TP.HCM; Ban Quản lý ATTP TP.Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý về ATTP của tỉnh, huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thông tin đến cán bộ, nhân viên, các cơ quan truyền thông của tỉnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn biết được thủ đoạn nêu trên.
Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh phát hiện các văn bản nghi ngờ giả mạo (văn bản thường sai về thể thức, nội dung yêu cầu thanh tra, kiểm tra, hoặc văn bản cắt ghép, hoặc không đúng chức danh của người kí văn bản, chữ kí giả mạo... ) thì thông báo đến đường dây nóng của Sở Y tế, Thanh tra Sở y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Phối hợp với cơ quan công an để xử lý những trường hợp phát hiện sai phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với các tỉnh ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) đề nghị thông báo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ trong đó có nội dung yêu cầu tạm ngưng các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Hà Hùng
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bình Thuận triển khai chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH ...
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng ...
Tánh Linh: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Hướng dẫn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận triển khai các giải pháp ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?