Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại các cơ sở y tế Nhà nước trên địa bàn Tỉnh
13/12/2024 02:12 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Ảnh minh họa
Tại khoản 4 Điều 147 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt cho đến khi có quy định mới nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2024 .
Như vậy, đến ngày 01/01/2025, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 và Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế sẽ hết hiệu lực. Tại tỉnh Bình Thuận, Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 11/5/2020 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế ( BHYT) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh cũng sẽ không còn hiệu lực thi hành, giá đã quy định trước đây chỉ được áp dụng cho đến ngày 31/12/2024.
Theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thì một số Thông tư liên quan đến giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025, gồm: Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp; Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp; Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp.
Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 21/2024/TT-BYT quy định: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và không được vượt giá cao nhất của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định . Khoản 6 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09/01/2023 quy định: “ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 5 Điều này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn quản lý thuộc phạm vi được phân quyền nhưng không được vượt quá giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định”. Do đó, để tạo điều kiện cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước trên địa bàn tỉnh có đầy đủ căn cứ pháp lý và thực tiễn để triển khai các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; việc trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với quy định pháp luật. Với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cơ bản vẫn giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành xây dựng giá theo Thông tư số 21/2023/TT-BYT và Thông tư số 22/2023/TT-BYT, chỉ điều chỉnh tiền lương kết cấu vào giá theo mức lương cơ sở mới từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng (chỉ tăng chi phí tiền lương lên 30%) cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến xã hội. Vì người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100% nên không bị ảnh hưởng. Các đối tượng có BHYT phải đồng chi trả, thì phần đồng chi trả tăng thêm không nhiều và có khả năng chi trả vì thu nhập của các đối tượng cũng được tăng theo tiền lương cơ sở. Các đối tượng chưa tham gia BHYT chủ yếu là những người có điều kiện kinh tế từ trung bình khá trở lên và chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện bằng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT là phù hợp, không ảnh hưởng nhiều và cũng là điều kiện tác động đến số người chưa tham gia BHYT tiếp tục mua, tiến tới BHYT toàn dân.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận triển khai các giải pháp ...
Nỗ lực, tích cực phấn đầu quyết tâm hoàn thành xuất sắc ...
Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” năm 2024
Bình Thuận: Đẩy mạnh phối hợp triển khai thanh toán không ...
Kinh tế hồi phục nhiều lao động tham gia vào hệ thống an ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?