Cần có chính sách hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
20/04/2022 02:43 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 01/7/2021 toàn tỉnh Bình Thuận chỉ còn 10.927 người thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của 03 xã thuộc khu vực III, 03 xã thuộc khu vực II thuộc vùng DTTS và miền núi được ngân sách nhà nước hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT); giảm 35.853 người, trong đó có 27.712 người DTTS so với trước ngày 01/7/2021.
Nhằm đảm bảo quyền lợi về tham gia BHYT của người dân thuộc các thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã chủ động phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội họp liên ngành, thống nhất ý kiến và báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về tình hình cấp thẻ cho đồng bào DTTS và miền núi; UBND tỉnh đã có Công văn số 2432/UBND-KGVXNV, ngày 06/7/2021 đề nghị Ủy ban Dân tộc tổng hợp, kiến nghị Thủ tướng chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách BHYT cho người dân thuộc các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh không còn thụ hưởng chính sách BHYT. Tuy nhiên, đến nay cơ quan thẩm quyền chưa có quyết định tiếp tục hỗ trợ cấp thẻ BHYT cho người dân vùng DTTS và miền núi bị tác động bởi chính sách.
BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã có người dân bị tác động phối hợp với địa phương rà soát, lập danh sách cấp thẻ BHYT cho người dân bị tác động theo diện chính sách đóng hoặc hỗ trợ đóng BHYT; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không thuộc diện hỗ trợ tham gia theo BHYT hộ gia đình, hộ gia đình làm nông-lâm-ngư-diêm nghiệp có mức sống trung bình hoặc học sinh, sinh viên tham gia tại trường học… Tính đến ngày 15/4/2022, toàn tỉnh đã có 23.984/35.853 người bị tác động tiếp tục tham gia BHYT. Trong đó có 11.748 người tham gia BHYT theo diện ngân sách nhà nước đóng, 5.220 người tham gia theo diện ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng, 7.016 người tham gia tự đóng. Tuy nhiên vẫn còn 11.869 người chưa tham gia BHYT lại do kinh tế còn gặp khó khăn.
Việc các thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020 không còn nằm trong danh sách các thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 sẽ tác động đến quyền lợi về khám, chữa bệnh BHYT và tâm tư, nguyện vọng của đồng DTTS và miền núi trong điều kiện người dân từ nhiều năm nay được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí, trong khi đó đời sống kinh tế của đại đa số đồng bào DTTS và miền núi của Bình Thuận hiện còn nhiều khó khăn nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Trong số 27.712 người DTTS thôi hưởng chính sách BHYT, đến nay đã có 10.319 người DTTS tham gia BHYT lại do ngân sách nhà nước đóng 100% (chủ yếu đối tượng theo Quyết định 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc và một số người theo diện chính sách khác), có 4.304 người DTTS được ngân sách hỗ trợ đóng theo hộ gia đình cận nghèo (Trung ương hỗ trợ 70%, tỉnh hỗ trợ 30%); còn 13.089 người DTTS không có khả năng tham gia BHYT nhưng không thuộc diện ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng BHYT chưa tham gia lại BHYT.
Trong các kỳ tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, HĐND huyện cuối năm 2021 và đầu năm 2022, cử tri của một số địa phương có kiến nghị Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cấp thẻ BHYT cho đồng bào DTTS. Đơn cử như cử tri xã Phan Dũng huyện Tuy Phong kiến nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ mua BHYT cho người dân; Cử tri thôn 4, xã Trà Tân; thôn 7 xã Đức Tín; thôn 9 xã Mê Pu, huyện Đức Linh kiến nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ thẻ BHYT cho bà con dân tộc...
BHYT là chính sách an sinh xã hội quan trọng, xây dựng chính sách đóng hoặc hỗ trợ đóng BHYT đối với đồng bào DTTS không có khả năng tham gia BHYT nhưng không thuộc diện ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng BHYT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo thể hiện sự quan tâm xuyên suốt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các ngành, các cấp đối với đồng bào DTTS và miền núi; thể hiện tính cộng đồng, tương thân, tương ái, đoàn kết, chia sẻ rủi ro trong hoạn nạn, ốm đau; góp phần trong việc ổn định xã hội, hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Lê Chí
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tổng kết Cụm thi đua BHXH cấp huyện năm 2024
Thông báo thời điểm được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, ...
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận 30 năm xây dựng và phát ...
Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực thi ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?