Mức đóng và quyền lợi BHYT thay đổi khi lương cơ sở tăng
13/03/2023 11:16 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12: Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Ảnh minh họa
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể về mức đóng BHYT: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Mức đóng BHYT được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở. Do năm 2023 lương cơ sở dự kiến sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 đồng/tháng nên việc tính mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ có sự thay đổi:
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, Trong đó, quy định cụ thể một số trường hợp được hưởng mức 100% chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, bao gồm người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ); người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi…
Một số nhóm khác được hưởng 95% chi phí KCB BHYT, bao gồm người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân của người có công với cách mạng (trừ các đối tượng thuộc diện hưởng 100% nêu trên); hộ gia đình cận nghèo… Những nhóm còn lại được hưởng 80% chi phí KCB khi đi KCB BHYT đúng quy định, nhóm này được hưởng 100% chi phí KCB trong 03 trường hợp: Khi KCB tại tuyến xã; khi chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở; khi có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
Hiện nay, 15% của mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng ( tương đương 223.500 đồng) và khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng thì 15% sẽ là 270.000 đồng. Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì tổng chi phí cho 01 lần KCB nếu thấp hơn 270.000 đồng thì người tham gia BHYT được hưởng 100% chi phí. Riêng điều kiện để hưởng 100% chi phí KCB của người tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên cũng thay đổi theo. Từ đầu năm 2023 cho đến hết ngày 30/6/2023, người tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 8,94 triệu đồng (6 tháng lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) thì phần vượt quá 6 tháng lương cơ sở sẽ do quỹ BHYT thanh toán và người bệnh được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB từ thời điểm này cho đến hết năm. Từ ngày 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, người tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 10,8 triệu đồng (6 tháng lương cơ sở) mới được hưởng các quyền lợi trên.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tổng kết Cụm thi đua BHXH cấp huyện năm 2024
Thông báo thời điểm được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, ...
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận 30 năm xây dựng và phát ...
Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực thi ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?