Xây dựng văn hóa pháp luật trong doanh nghiệp
23/05/2023 04:05 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra gần đây đã phát hiện, chỉ ra khá nhiều hành vi vi phạm của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều nội dung quy định pháp luật (HĐLĐ, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATVSLĐ…). Thể hiện rõ nhất là tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH với số tiền lớn và thời gian kéo dài đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Đáng lo ngại nhất, đó là ở những đơn vị, doanh nghiệp (DN) phá sản, giải thể hoặc có chủ là người nước ngoài bỏ trốn, khoản tiền trên rất khó, thậm chí không có khả năng thu hồi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động (NLĐ)…Tình trạng DN vi phạm pháp luật, cắt giảm quyền lợi của NLĐ, nợ lương, nợ BHXH… cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xung đột trong quan hệ lao động, tranh chấp lao động, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Qua rà soát cho thấy, DN thường sử dụng các hành vi, thủ đoạn để trốn đóng BHXH, BHYT như: Trốn đóng hoặc đóng không đúng số người thuộc diện tham gia, chuyển đổi hình thức ký HĐLĐ sang giao kết hợp đồng thuê khoán, hợp đồng miệng; trích trừ tiền đóng BHXH, BHYT từ lương của NLĐ, nhưng không chuyển nộp vào quỹ BHXH; đóng không đúng mức lương và các loại phụ cấp theo quy định. Hệ lụy từ ý thức thiếu tuân thủ pháp luật của chủ DN đã gây bao tiềm ẩn nguy cơ TNLĐ-BNN, đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng NLĐ và những hậu quả lâu dài khác cho xã hội. Vì thế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trước hết cần chú ý “văn hoá, ý thức thực thi pháp luật trong DN”.
Tại Bình Thuận đến đầu tháng 5/2023 tỷ lệ chậm đóng bảo hiểm của các đơn vị, doanh nghiệp chiếm 5,99% so với dự toán thu, cao hơn 1,0% so với mức phấn đấu giảm tiền chậm đóng quý II/2023 và tăng 25.971 triệu đồng, tương ứng tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các đơn vị có tỷ lệ chậm đóng phải thu cao hơn mức phấn đấu như: BHXH huyện Hàm Tân 10,9%, phòng Quản lý thu - Sổ, thẻ 8,69%, BHXH huyện Bắc Bình 5,37%, BHXH Thị xã La Gi 4,68%, BHXH huyện Hàm Thuận Bắc 4,14%…Điều nan giải nhất là hiện toàn tỉnh có 134 đơn vị phá sản, giải thể, mất tích, ngừng hoạt động với tổng số tiền chậm đóng 10.480 triệu đồng, chiếm 6,84% trên tổng số tiền chậm đóng, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn xử lý. Qua rà soát, hiện còn 102 đơn vị ngừng giao dịch với cơ quan BHXH, với số tiền chậm đóng 5.070 triệu đồng, BHXH đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn rà soát và lập hồ sơ đơn vị ngừng hoạt động theo quy định.
Để khắc phục tình trạng chậm đóng bảo hiểm nói trên, cơ quan BHXH đã gửi thông báo đến tất cả đơn vị SDLĐ đang tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh (16.318 đơn vị). Đối với đơn vị chậm đóng từ 3 tháng trở lên, tổ chức đôn đốc 476 đơn vị, thu tiền chậm đóng trực tiếp tại đơn vị và đã làm việc lập biên bản với 448 đơn vị SDLĐ, số tiền các đơn vị thu sau đôn đốc 39.877 triệu đồng. Thực hiện hậu kiểm 167 đơn vị SDLĐ. Tổ chức thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN đột xuất 7 đơn vị chậm đóng kéo dài. Qua thanh tra đã phát hiện và yêu cầu đơn vị khắc phục tổng số tiền chậm đóng là 28.822 triệu đồng (trong đó, số tiền chậm đóng năm 2022 chuyển sang là 25.869 triệu đồng). Yêu cầu đơn vị truy đóng BHXH, BHTN, BHYT cho 169 lao động, tổng số tiền truy đóng phải thu là 1.481,6 triệu đồng. Đề nghị thu hồi về quỹ BHYT số tiền 280,6 triệu đồng do cơ sở KCB BHYT đề nghị thanh toán chưa đúng quy định.
Hiện số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, tuy giảm so với những tháng trước, song vẫn còn cao do nhiều doanh nghiệp thuộc ngành chế biến hải sản, xây dựng, chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng…chưa khắc phục được số tiền nợ phát sinh trước và trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh, nay tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên để chậm đóng kéo dài. Một bộ phận chủ doanh nghiệp chưa ý thức hết trách nhiệm của mình trong việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT; nhiều doanh nghiệp chậm đóng với số tiền lớn và kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Thiết nghĩ, một trong những giải pháp phòng ngừa vi phạm là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người SDLĐ và NLĐ. Tiếp đến là cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục những kẽ hở. Luật thường xuyên sửa đổi phù hợp với thực tiễn theo hướng linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, bình đẳng, công khai, hội nhập và theo nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ; nâng chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT để tăng tính răn đe, góp phần giảm thiểu tình trạng người SDLĐ chậm đóng, trốn đóng BHXH. Đồng thời, tăng cường xây dựng văn hóa thực thi pháp luật của người SDLĐ và NLĐ trong các doanh nghiệp.
N.H
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tổng kết Cụm thi đua BHXH cấp huyện năm 2024
Thông báo thời điểm được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, ...
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận 30 năm xây dựng và phát ...
Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực thi ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?