Cần hiểu và thực hiện đúng quy định về Bảo hiểm y tế
11/08/2023 10:54 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hiện nay, nhiều người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) ngại đến cơ sở y tế công lập để khám, chữa bệnh (KCB) vì sợ “ thờ ơ”, nên đã tìm đến cơ sở y tế tư nhân và chấp nhận đóng thêm một khoản chênh lệch giá viện phí.
Tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh hiện nay đa phần là những người thuộc diện chính sách, người nghèo, cận nghèo, hưu trí, người làm công ăn lương. Những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã được nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT và khi đi KCB được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí đối với người thuộc hộ nghèo và 95% chi phí đối với người thuộc hộ cận nghèo. Thế nhưng, vì ngại đến cơ sở y tế công lập nên có một số người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo vẫn chọn cơ sở KCB tư nhân để khám bệnh.
Đến cơ sở KCB BHYT, Thầy thuốc khám, chữa bệnh không phải là người trực tiếp cấp thuốc và thu tiền, do vậy khi người bệnh đến KCB thì thầy thuốc chỉ có trách nhiệm thăm khám và chữa trị, không phân biệt người bệnh thuộc diện có thẻ BHYT hay không có thẻ BHYT, có chăng chỉ là sự quan tâm đến khả năng chi phí điều trị của gia đình khi có người mắc bệnh nặng, điều trị tốn kém. Những bệnh nhân có thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH thay người bệnh thanh toán chi phí KCB cho cơ sở KCB nên thầy thuốc rất an tâm trong vấn đề chỉ định thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả một phần viện phí cho bệnh nhân BHYT theo quy định, phần viện phí còn lại chính là nguồn kinh phí rất lớn mà ngân sách nhà nước đã cấp cho cơ sở KCB công lập, nguồn thu dịch vụ từ người bệnh của cơ sở KCB ngoài công lập. Cơ sở KCB BHYT cứ luôn cho rằng cơ quan BHXH “ khắt khe” với cơ sở KCB trong vấn đề giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT: Chọn thuốc và vật tư y tế giá thấp để thanh toán, không thanh toán thuốc ngoài thầu nên không đủ lượng thuốc tốt để điều trị cho bệnh nhân, không thanh toán những dịch vụ kỹ thuật khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt...các cơ sở KCB nên hiểu rằng, Ngành Bảo hiểm xã hội là Ngành thực thi chính sách pháp luật về BHXH, BHYT theo đúng quy định. Luật BHYT do Quốc hội ban hành, Nghị định hướng dẫn Luật BHYT do Chính phủ ban hành, Bộ Y tế ban hành về Thông tư hướng dẫn nghị định và một số thông tư hướng dẫn về thanh toán thuốc, vật tư y tế, danh mục dịch vụ kỹ thuật và công tác chuyên môn. Bộ Tài chính ban hành thông tư và các văn bản hướng dẫn về giá thanh toán…
Thực hiện quy trình giám định BHYT theo Quyết định số 1456/QĐ- BHXH ngày 01/12/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quy trình giám định BHYT (trước năm 2023) và từ ngày 01/01/2023, thực hiện quy trình giám định theo Quyết định số 3618/2022/QĐ- BHXH ngày 22/12/2022 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quy trình giám định BHYT, cơ quan BHXH thực hiện đúng chức năng, quyền hạng của ngành, vừa đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, vừa giúp cơ sở KCB đảm bảo được nguồn dự toán kinh phí KCB BHYT. Tuy nhiên, vẫn còn những nhận thức chưa đúng về chính sách BHYT của một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước ta. Nguyên tắc của chính sách BHYT là có đóng có hưởng, cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro, lấy số đông bù cho những người không may mắc bệnh, phải điều trị tốn kém tiền bạc. Thế nhưng không ít người vẫn thờ ơ khi nói đến việc tham gia BHYT, họ cho rằng bản thân mình khỏe mạnh không cần tham gia BHYT. Thậm chí có những cán bộ, công chức, viên chức còn cho rằng đóng BHYT nhiều năm nhưng bản thân chưa sử dụng đến thẻ BHYT lần nào nên chưa mặn mà; một số doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động cố tình trốn đóng, không thực hiện tham gia BHYT cho người lao động vì với họ đây là một gánh nặng chi phí của doanh nghiệp.
Để thực hiện nghiêm Luật BHYT, luôn đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. Trước tiên Ngành y tế cần nâng cao chất lượng các dịch vụ KCB cho người dân ở tất cả các tuyến; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB, triển khai thực hiện KCB bằng thẻ căn cước công dân có gắng chip. Bên cạnh đó cần có biện pháp kiểm soát tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT, nhất là những cơ sở KCB được đầu tư trang thiết bị máy móc từ nguồn vốn xã hội hóa, các cơ sở KCB BHYT ngoài công lập. Tăng cường công tác truyền thông về BHYT với nhiều hình thức phù hợp các nhóm đối tượng, gắng trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện Luật BHYT./.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tổng kết Cụm thi đua BHXH cấp huyện năm 2024
Thông báo thời điểm được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, ...
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận 30 năm xây dựng và phát ...
Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực thi ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?