Công ty đóng thiếu quá trình tham gia BHXH, người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình
03/10/2023 05:01 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chị D (huyện Vĩnh Lợi) có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính thức với Công ty M trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu có thời hạn từ tháng 01 đến tháng 12/2022, hàng tháng Công ty M có trích tiền lương của Chị để đóng BHXH từ tháng 01 đến 7/2022. Đến ngày 08/8/2022, Chị D nghỉ việc và có gọi tổng đài Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nhờ tra cứu quá trình tham gia BHXH của Chị tại Công ty thì mới phát hiện Công ty chỉ đóng BHXH cho Chị từ tháng 01/2022 đến tháng 02/2022 (02 tháng), Chị D bị Công ty M đóng thiếu 5 tháng.
Qua tra cứu mã số sổ BHXH của chị D cung cấp (9521234XXX) Công ty M chỉ mới đóng BHXH cho chị D 02 tháng, còn 05 tháng chưa đóng mặc dù Công ty M đã trích tiền công tiền lương để đóng BHXH là 07 tháng
Với trường hợp của chị D, qua kiểm tra, rà soát dữ liệu mã số BHXH theo chị cung cấp cho kết quả tổng quá trình tham gia BHXH cả Công ty cũ và Công ty M như sau: Thời gian tham gia BHXH của chị là 2 năm 7 tháng; thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): 7 tháng; thời gian tham gia BHXH chưa đóng: 5 tháng; thời gian tham gia BHTN chưa đóng 03 tháng. Qua tra cứu thì thời gian 05 tháng chưa đóng BHXH của chị D làm việc tại Công ty M. Tuy nhiên 05 tháng này như chị trình bày Công ty M đều trích tiền công tiền lương của chị nhưng lại không nộp cho cơ quan BHXH. Đối chiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “ Người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Vì vậy, khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, chị D có thể thực hiện thực hiện các quyền của người lao động thông qua các cách sau: khiếu nại tới Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn Công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP; Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP); Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc) theo Điều 202 Bộ luật Lao động hiện tại; Khởi kiện đến Tòa án nhân dân khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại; hoà giải không thành; hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải; Công ty vẫn không đóng theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội
Để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần chủ động cài đặt VssID để theo dõi việc đóng BHXH của chủ sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào quan hệ lao động có giao kết hợp đồng. Về phía Công ty M theo quy định tại Điều 138 Luật BHXH 2014 thì Công ty phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi của số tiền BHXH, BHYT chưa đóng, chậm đóng, trường hợp Công ty M không thực hiện theo quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành./.
Phương Thúy
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phát huy vai trò cán bộ không chuyên trách trong việc tuyên ...
BHXH Việt Nam: Công bố quyết định về công tác cán bộ
BHXH tỉnh Bình Thuận: Đổi mới truyền thông để phủ rộng lưới ...
Nâng cao nhận thức, kỹ năng tuyên truyền chính sách BHXH, ...
Tuyến y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh bảo hiểm y ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?