Áp dụng giá viện phí mới cho người không có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh
30/12/2019 02:56 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 05/7/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 14/2019/TT- BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/ 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2019.
Theo đó, ngày 01/01/2020, nhiều tỉnh, thành phố sẽ áp dụng mức giá các dịch vụ y tế tối đa với người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh (KCB) theo Thông tư số 14/2019/TT-BYT. Việc điều chỉnh giá theo Thông tư số 14/2019/TT- BYT của Bộ Y tế, điều này đã gây băn khoăn, lo lắng cho không ít người dân, nhất là những người chưa tham BHYT, bởi chính họ sẽ là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trong đợt tăng giá này. Trước lo ngại trên, nhiều người dân đã chọn giải pháp tham gia BHYT để giảm bớt một phần gánh nặng khi cần KCB tại các cơ sở y tế.
Giá khám bệnh, giá ngày giường và 1.937 dịch vụ kỹ thuật (DVKT) và xét nghiệm được điều chỉnh tăng theo quy định tại Thông tư 14/2019/BYT so với hiện hành tăng từ 11 - 14%, giá các DVKT và xét nghiệm tăng 3 - 4%. Nhiều nơi đề xuất thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ KCB theo Thông tư 14/2019/TT- BYT, bắt đầu từ đầu năm 2020. Mức giá này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc KCB và thực hiện các DVKT. Đó là các chi phí trực tiếp tính trong mức giá khám bệnh, ngày giường các DVKT y tế, tiền lương... Mức giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT quy định tại Thông tư 14/2019/TT- BYT hiện nay mới được tính 2/4 yếu tố chi phí bao gồm: chi phí trực tiếp (thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế, điện, nước, nhiên liệu, duy tu bảo dưỡng, xử lý chất thải...); tiền lương, phụ cấp (theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng); chưa được tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản.
Danh mục các dịch vụ điều chỉnh giá theo Thông tư 14/2019/TT- BYT, gồm: giá 10 dịch vụ KCB; giá 6 dịch vụ ngày giường; giá 1.937 DVKT và xét nghiệm áp dụng cho các hạng BV. Theo đó, giá khám tại BV hạng đặc biệt và hạng 1: 38.700 đồng; BV hạng 2: 34.500 đồng; BV hạng 3: 30.500 đồng; BV hạng 4 và trạm y tế xã: 27.500 đồng. Giá này đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương. Giá ngày giường được quy định với giường điều trị hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc áp dụng các mức: 782.000 - 705.000 - 602.000 đồng khi điều trị các BV hạng đặc biệt, 1, 2. Với giường bệnh hồi sức cấp cứu, giá ngày giường mà người bệnh phải chi trả, theo các mức giá: 458.000 - 427.000 - 325.000 - 282.000 - 251.500 đồng (áp dụng tại 5 hạng BV: hạng đặc biệt, 1, 2, 3, 4). Giường bệnh nội khoa loại 1 (các khoa: truyền nhiễm, hô hấp, huyết học, ung thư, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nhi, tiêu hóa, thận học; nội tiết; dị ứng (nặng): 242.200 - 226.500 - 178.000 - 171.000 - 152.700 đồng, tương ứng áp dụng cho 5 hạng BV nêu trên.
Ngoài ra, các dịch vụ chụp chẩn đoán cũng có mức giá tự chi trả khá cao, như: chụp cộng hưởng từ (MRI) gan với chất tương phản đặc hiệu mô: 8,656 triệu đồng; chụp MRI tưới máu - phổ - chức năng: 3,156 triệu đồng; chụp MRI không có thuốc cản quang: 1,308 triệu đồng...
Việc điều chỉnh giá các dịch vụ kỹ thuật trong KCB cũng đòi hỏi bệnh viện chú trọng hơn đến chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất cho việc điều trị, khám chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là sau khi đã tăng giá viện phí theo Thông tư số 14/2019/TT- BYT, liệu ngành Y tế có quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và KCB?!. Trên thực tế, trong thời gian qua, ngay cả khi chưa có giá thu mới, ngành Y tế Bình Thuận cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng KCB. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị… đến nay hầu hết các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh đều đã và đang được xây dựng dựng mới khang trang, rộng rãi; Các Phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế huyện đều được đầu tư, bổ sung trang thiết bị.
Về con người, hàng năm các cơ sở khám, chữa bệnh đều cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ để từng bước đưa các kỹ thuật tiên tiến vào công tác khám và điều trị cho bệnh nhân. Từ chương trình 1816 “đưa cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ cho tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng KCB”, hiện nay cán bộ các Bệnh viện tuyến tỉnh của Bình Thuận đã có thể thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật vượt tuyến. Việc điều chỉnh giá viện phí lần này là cơ hội để ngành Y tế có kinh phí để tái đầu tư, có kinh phí để đào tạo và đào tạo lại, từ đó nâng cao chất lượng công tác KCB, đảm bảo mọi người dân nói chung và người tham gia BHYT nói riêng được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng tốt nhất ngay tại tỉnh nhà.
Hiện nay, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Bình Thuận là 86%, để người dân biết được việc tăng giá viện phí theo TT 14/2019/BYT của Bộ Y tế áp dụng cho người người không có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết, nắm được; vận động và có giải pháp phù hợp để tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT. Các cơ sở khám, chữa bệnh cần niêm yết công khai bảng giá dịch vụ tại cơ sở KCB; cải tiến khâu thu, thanh toán viện phí; bố trí khu vực đón tiếp và nhân viên hướng dẫn người bệnh, người nhà bệnh nhân khi làm thủ tục KCB. Các cơ sở y tế tiếp tục nâng cao chất lượng KCB, phục vụ.
BS. Đặng Minh Thông
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?