Lương hưu đối với lao động nam từ năm 2022
24/12/2021 02:23 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chế độ hưu trí là chế độ chi trả lương hưu cho người lao động (NLĐ) đã hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lao động khi về già có chi phí cho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe. Đây là một trong những chế độ NLĐ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH)
Lương hưu của NLĐ bằng tỉ lệ hưởng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nam có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 219 Bộ Luật lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ.
Nếu như trước đây, trong điều kiện lao động bình thường, lao động nam sẽ được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi và lao động nữ đủ 55 tuổi. Tuy nhiên, với Bộ Luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 thì độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ đã được điều chỉnh tăng. Theo Điều 169 Bộ Luật lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của NLĐ được điều chỉnh từ năm 2021: Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Căn cứ Luật BHXH năm 2014, lương hưu của NLĐ được tính theo công thức: Lương hưu bằng tỉ lệ hưởng nhân mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức trên. Tuy nhiên, cách xác định tỉ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh. Cụ thể, Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 phải đóng BHXH đủ 20 năm mới được tính hưởng tỉ lệ 45%. Trong khi đó, ở năm 2021, chỉ cần đóng BHXH đủ 19 năm là lao động nam đã được hưởng 45%. Trường hợp lao động nam bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 mà đóng đủ 20 năm chỉ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và được hưởng tỉ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên (năm 2021 chỉ cần đóng từ đủ 34 năm trở lên).
Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người người bảo lưu thời gian tham gia BHXH quy định tại Luật BHXH năm 2014 gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng lương hưu; Đối chiếu quy định nêu trên, điều kiện hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố (giới tính, tuổi đời, thời gian đã đóng BHXH, điều kiện lao động, thời điểm đề nghị giải quyết chế độ BHXH, tỉ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có) …
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?