Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới
09/01/2025 02:42 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 1234-KH/BCSĐ ngày 26/12/2024 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.
Mục đích nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được đề ra trong Chỉ thị số 31-CT/TW. Qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người lao động trong ngành BHXH Việt Nam về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động, góp phần đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, kết hợp với việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH về an toàn, vệ sinh lao động, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị số 31-CT/TW đề ra.
Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW và Kế hoạch này phải được tiến hành nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành BHXH Việt Nam và tại địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị.
08 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đơn vị về tính chất, ý nghĩa thiết thực của công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Hai là, tham gia ý kiến để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, nhất là Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động; các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động; bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...
Ba là, thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa và phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, nhất là tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH; giải quyết kịp thời chế độ, chính sách về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động.
Năm là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai toàn diện việc chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam; hoàn thiện hệ thống phần mềm nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu tập trung, nhất là cơ sở dữ liệu chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.
Sáu là, khai thác, phát huy tối đa cơ sở dữ liệu chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động để chia sẻ thông tin với các Bộ, Ngành trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Bảy là, việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đảm bảo công khai, minh bạch.
Tám là, hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đảm bảo an toàn, bền vững và hiệu quả.
Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW.
Giao Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 31-CT/TW và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW của Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW tại đơn vị mình./.
Vũ Chức
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?