Nghề giám định viên bảo hiểm y tế
26/02/2020 10:40 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là giám định viên bảo hiểm y tế ( BHYT), dù nam hay nữ, bác sỹ hay được sỹ, y sỹ, kế toán…họ đều toát lên sự mạnh mẽ, bản lĩnh, tự tin, bởi hàng ngày, tiếp xúc với hàng nghìn hồ sơ bệnh án, hàng trăm tình huống phát sinh… buộc họ phải rèn giũa cho mình một bản lĩnh vững vàng, không dễ bị lung lay trước mọi hoàn cảnh. Ấn tượng với các giám định viên đó là sự điềm tĩnh, khiêm nhường, giọng nói nhẹ nhàng. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, khó ai nghĩ được những con người ấy đang cùng với các đồng nghiệp của mình ngày đêm trăn trở thực hiện sứ mệnh bảo vệ nguồn dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT, tiết kiệm cho cộng đồng hàng trăm tỷ đồng, đảm bảo tối đa quyền lợi của người bệnh.
Giám định viên ngày ngày tiếp xúc với hồ sơ, giấy tờ, văn bản, những con số khô khan, công việc buộc những người cán bộ giám định phải không ngại va chạm, kiên quyết đấu tranh đối với các biểu hiện tiêu cực, hy sinh lợi ích cá nhân một cách tuyệt đối, nhưng ẩn sâu trong đó lại là những trái tim “nóng” luôn luôn hết lòng vì người bệnh, nắm vững mọi quy định để làm sao có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của người bệnh. Giám định viên BHYT vừa làm công tác giám định hồ sơ, kiêm công tác thống kê, thanh quyết toán, vì vậy giám định viên vừa là bác sỹ, y sỹ hay dược sỹ lại là kế toán, kiêm nhân viên tổng hợp. Trước đây khi chưa có hệ thống giám định điện tử, một giám định viên làm cật lực một ngày cũng chỉ giám định được khoảng 40 hồ sơ, nhất là đối với những hồ sơ bệnh án điều trị dài ngày thì vất vả hơn rất nhiều. Từ khi hệ thống giám định điện tử đi vào hoạt động, áp lực công việc đối với giám định viên cũng được san sẻ bớt phần nào.
Đối với những giám định viên thường trực tại các bệnh viện, không chỉ thường xuyên phải đối mặt với những nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn phải chịu áp lực đến từ nhiều phía, trách nhiệm trước pháp luật, trách nhiệm với người bệnh và trách nhiệm với chính nghề nghiệp của mình. Các giám định viên vừa bám sát các văn bản, quy định của pháp luật nhưng cùng với đó lại phải linh hoạt trong giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHYT. Quá trình làm việc, vấp phải không ít tình huống khó như thẻ BHYT bị mờ số, mất số… giám định viên chính là người liên hệ về nơi cấp thẻ ban đầu để giải quyết chế độ cho người bệnh. Cũng có nhiều trường hợp chuyển tuyến nhưng giấy tờ lại ghi thiếu thông tin các giám định viên phải tháo gỡ vướng mắc bằng việc liên lạc đến cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu giúp bệnh nhân có thể thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT được thuận lợi.
Giám định viên trực tiếp giám định các chi phí KCB BHYT, các chỉ định dịch vụ và đơn thuốc do thầy thuốc của cơ sở KCB chỉ định cho bệnh nhân có thẻ BHYT. Một điều xem ra hơi nghịch lý trong nghiệp vụ công tác giám định là các y, bác sỹ giám định viên của cơ quan BHXH kiểm soát lại các đơn thuốc, dịch vụ y tế mà các bác sĩ của cơ sở KCB chỉ định điều trị bệnh nhân. Song nghịch lý đó lại có tác dụng rất lớn đã có nhiều giám định viên chỉ ra những sai sót không hợp lý trong quá trình kê đơn chỉ định dịch vụ cho bệnh nhân gây lãng phí nguồn kinh phí KCB BHYT. Ở một góc độ nào đó công việc giám định, kiểm tra của giám định viên đã góp phần cùng cán bộ y tế thực hiện tốt phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt 12 điều y đức.
Vai trò của giám định viên luôn kiên định, đam mê với công việc của mình. Với hàng nghìn danh mục thuốc, vật tư y tế, nếu người giám định chỉ cần bỏ qua một chi tiết nhỏ có thể sẽ làm lợi cho một cá nhân hoặc cơ sở KCB nhưng cũng sẽ gây thiệt hại cho Quỹ BHYT, cho tiền đóng góp của người dân hàng tỷ đồng. Vì thế, người giám định viên ngoài chuyên môn giỏi, thì không thể thiếu tinh thần trách nhiệm, đam mê với nghề, luôn đảm bảo quyền lợi của người bệnh, quyền lợi của bệnh viện và đảm bảo mình không để xảy ra sai sót, đúng quy định của pháp luật
Theo nhận định của Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh: “Giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm quản lý quỹ BHYT hiệu quả, bền vững; đồng thời bảo đảm công bằng cho người dân trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vu y tế chất lượng, tương xứng với độ mở ngày càng lớn của chính sách BHYT. Những đóng góp đáng tự hào của các y, bác sĩ, dược sĩ đang công tác trong ngành BHXH đã góp phần to lớn vào sự phát triển chung của BHXH Việt Nam cũng như sự nghiệp an sinh xã hội đất nước…”.
Với lòng nhiệt huyết yêu ngành, yêu nghề, yêu thương bệnh nhân BHYT như người thân gắn chữ tâm vào mỗi việc làm, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người có thẻ BHYT, đội ngũ giám định viên cố gắng vượt qua tất cả, hàng năm phối hợp cùng cơ sở KCB tổ chức thực hiện KCB ngoại trú, điều trị nội trú cho hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân có thẻ BHYT, làm thế nào để giảm bớt thủ tục phiền hà, đảm bảo được quyền lợi KCB của người có thẻ BHYT đảm bảo cân đối quỹ KCB BHYT …là những vấn đề mà người làm công tác giám định BHYT luôn suy nghĩ. Mỗi giám định viên dù y sĩ, bác sĩ hay dược sĩ đều luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Đảng ủy, BCH Công đoàn BHXH tỉnh chúc mừng ngày 27.02
BS. Đặng Minh Thông
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?