Thực hiện thông tuyến tỉnh BHYT: Quan ngại tình trạng quá tải bệnh nhân
25/11/2020 07:16 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tại cuộc họp về chuẩn bị thông tuyến BHYT năm 2021, được Bộ Y tế tổ chức chiều 24/11, ông Lê Văn Phúc- Trưởng ban Dược và Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) cho rằng, một trong những hệ lụy khi thông tuyến tỉnh chính là việc các BV sẽ phải đối mặt với tình trạng “quá tải” do bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng. Bên cạnh đó, chi phí y tế cũng tăng lên, tạo áp lực lớn lên Quỹ BHYT.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các đơn vị liên quan phải thúc đẩy quá trình thông tuyến BHYT. "Thông tuyến BHYT phải đi cùng với việc tăng cường chất lượng KCB cho người dân, nâng cao năng lực cho nhân viên y tế"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Báo cáo về vấn đề KCB khi thực hiện thông tuyến BHYT, ông Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cho biết: "Thực tế có rất nhiều trường hợp đã vượt tuyến KCB, khiến BV tuyến tỉnh phải bù tới 40% chi phí. Do đó, các BV phải tăng cường việc điều trị cho bệnh nhân, không để bệnh nhân từ BV tuyến dưới vượt lên tuyến trên để điều trị, gây ra tình trạng quá tải".
Nhận định về khả năng quá tải tại các BV tuyến trên, ông Lê Văn Phúc- Trưởng ban Dược và VTYT (BHXH Việt Nam) đã đưa ra nhiều giải pháp tổng thể nhằm giải quyết tình trạng này. Dẫn trường hợp BVĐK tỉnh Nghệ An đã kê thêm hơn 2.000 giường bệnh, ông Phúc cho rằng, các BV tuyến tỉnh phải rà soát số giường bệnh, xem việc kê thêm giường có đảm bảo đúng quy định hay không. Bên cạnh đó, phải có giải pháp tránh tình trạng bác sĩ ở tuyến xã, tuyến huyện đổ lên BV tuyến tỉnh khi thông tuyến BHYT.
Đối với phương thức thanh toán BHYT cho người dân khi thông tuyến, ông Lê Văn Phúc cho biết: "Hiện nay, phương thức thanh toán BHYT theo định suất và nhóm chẩn đoán liên quan (DRG) vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, khi thanh toán bằng DRG, tổng ngân sách cho hoạt động KCB ở BV sẽ được kiểm soát tốt hơn, nên cần đẩy mạnh phương thức thanh toán này".
Ông Phúc cũng nhấn mạnh, ngoài các giải pháp không chế dòng bệnh nhân dồn lên tuyến trên, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần chung tay tuyên truyền, giúp người bệnh yên tâm KCB ở các BV tuyến dưới. Đồng thời, BV tuyến dưới cũng phải không ngừng đầu tư nhân lực, vật lực để có đón tiếp, điều trị bệnh nhân một cách tốt nhất.
Hiện nay, Vụ BHYT (Bộ Y tế) đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn KCB BHYT thông tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ ngày 1/1/2021. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng Y tế các bộ, ngành tăng cường công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHYT, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT; chỉ đạo các cơ sở KCB, đặc biệt là các cơ sở tuyến tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chỉ định điều trị nội trú, sắp xếp bố trí giường bệnh phù hợp với quy mô, trang thiết bị cũng như nhân lực hiện có; phối hợp với cơ quan BHXH cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý và giám định, thanh toán chi phí KCB.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu các BV phải có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh công tác tổ chức KCB; xây dựng và thực hiện đúng quy trình KCB theo quy định của Bộ Y tế; giám sát chặt chẽ việc chỉ định điều trị nội trú; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng giường nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, khả năng cung ứng dịch vụ của cơ sở; nâng cao chất lượng KCB, bố trí đủ nhân lực, đảm bảo chất lượng trong khám, tư vấn, chỉ định điều trị nội trú; có kế hoạch phối hợp và chủ động phối hợp với các cơ sở KCB khác, bao gồm cả cơ sở tuyến huyện để điều chuyển bệnh nhân khi quá tải./.
Quang Hùng
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?