Hiệu quả của chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện
14/01/2021 11:11 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình. Đây còn được gọi là “của để dành” cho người lao động tự do vì những hiệu quả nguồn kinh phí này mang tới. So với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi hơn (không có chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp). Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn mà loại hình bảo hiểm này đem lại thì mọi người vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Vẫn được hưởng lương hưu mặc dù không làm việc ở cơ quan hay doanh nghiệp
Theo khoản 4, Điều 2 Luật BHXH hiện hành, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Lễ ra quân tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
Như vậy, những người lao động tự do, không làm việc cho bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức hay một đơn vị sử dụng lao động nào cũng có thể tham gia BHXH tự nguyện và được hưởng lương hưu. Với BHXH tự nguyện, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Cụ thể, tại Điều 87 của Luật BHXH 2014 quy định, người lao động hàng tháng đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mức đóng BHXH tự nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng: Đóng hàng tháng; Đóng 3 tháng một lần; Đóng 6 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm. Nếu có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia có thể mua tại cơ quan BHXH cấp huyện hoặc các Đại lý thu BHXH, BHYT ở xã, phường, thị trấn… nơi cư trú.
Điều kiện hưởng lương hưu.
Theo Điều 73 Luật BHXH, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c, khoản 1, Điều 219 Bộ Luật Lao động 2019, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu nếu đáp ứng các điều kiện: Đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 2, Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019; đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Mức hưởng lương hưu.
Căn cứ khoản 2, Điều 74 Luật BHXH 2014: Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH. Đối với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Ngọc Tuấn, Trưởng phòng TT&PTĐT
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phóng sự kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7/2024: ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?