Giải quyết dứt điểm chính sách BHXH với chủ hộ kinh doanh cá thể
24/05/2024 08:15 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 23/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tham gia thảo luận, ĐB Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho biết, hiện nay, Đoàn ĐBQH tỉnh nhận nhiều đơn của các Công ty liên quan đến vấn đề cho các cơ sở y tế mượn trang thiết bị y tế, sinh phẩm… trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán. Vấn đề này cũng đã được nêu tại Kỳ họp thứ 6 và Bộ trưởng Bộ Y tế hứa sẽ trình cấp có thẩm quyền có chính sách giải quyết nhưng cho đến nay việc này vẫn chưa được giải quyết.
Do đó, ĐB Nguyễn Hữu Thông bày tỏ mong Bộ Y tế sớm tham mưu cấp có thẩm quyền sớm ban hành văn bản giải quyết vấn đề trên. Đồng thời, Bộ Y tế quan tâm đưa nội dung tính lãi cho DN từ khi mượn hàng hóa, trang thiết bị cho đến nay và cơ chế tài chính cho các địa phương, các cơ sở y tế bị khởi kiện như án phí và chi phí thi hành các bản án. Nếu được như vậy doanh nghiệp thấy Nhà nước, Chính phủ quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp có lý có tình và các địa phương, các cơ sở y tế cũng dễ triển khai thực hiện.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, ĐB Dương Minh Ánh (Hà Nội) cho biết, qua tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến của cử tri ngành giáo dục gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ về việc khi triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với nền giáo dục tới đây cần thực hiện theo Nghị quyết 29. Đó là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính, sự nghiệp. Nhiều ý kiến cử tri ngành giáo dục cho rằng, cách tính lương như vậy chưa tương xứng với những công việc mà các nhà giáo được thụ hưởng, thậm chí còn thấp hơn so với lương hiện nay của nhà giáo. Điều này sẽ không tạo ra được động lực cống hiến cho các nhà giáo. Bên cạnh đó, việc tăng lương chưa thấy được thể hiện rõ trong bảng lương dự kiến mới.
“Cử tri có 2 kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan trước khi ban hành các bảng lương chính thức, Chính phủ cần có thông tin để các đối tượng được hưởng lương biết được một cách rõ ràng, chính xác, thấy được việc cải cách chính sách tiền lương là đúng đắn, tránh để hoang mang cho đối tượng thụ hưởng, không yên tâm công tác. Đồng thời, cần tính toán kế toán kỹ lưỡng khi giải quyết bài toán tăng lương với bài toán giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, làm sao để chính sách đi vào cuộc sống và tạo được sự đồng thuận của xã hội”- ĐB Ánh nhấn mạnh.
Tham gia làm rõ một số vấn đề cử tri quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, việc tạm ứng, vay, mượn thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế để dùng thì trong quy định của pháp luật chưa có quy định. Đợt chống dịch vừa qua do tình huống rất cấp bách nên một số các đơn vị y tế và các địa phương phải thực hiện việc vay, mượn, tạm ứng để có điều kiện đáp ứng cho nhu cầu phòng, chống dịch cho người dân. Nếu thời điểm này lại đấu thầu và trả người ta bằng hiện vật thì sinh phẩm, vật tư y tế dành cho chống dịch không dùng.
Bên cạnh đó, nếu trả bằng tiền thì trả ở mức độ nào và nguồn nào. Chính vì vậy trong quá trình giám sát về nguồn lực để phòng, chống dịch Covid-19 thì Nghị quyết số 99 của Quốc hội ban hành đã đề cập đến nội dung này, giao cho Chính phủ đề xuất phương án để xử lý thực tiễn này. Triển khai Nghị quyết 99 của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để có phương án trình Chính phủ. Đến thời điểm này, Bộ Y tế đã làm việc với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp thực tế vay mượn bao nhiêu, số lượng như thế nào. Thống kê được 7 bộ, ngành và 48 địa phương thì tổng số tiền là 1.693 tỷ, trong đó có vấn đề liên quan đến vay mượn thuốc, trang thiết bị vật tư y tế là 754 tỷ và có 938 tỷ là mua sinh phẩm để xét nghiệm phòng dịch Covid-19.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã xây dựng tờ trình và phương án trình Chính phủ đề xuất phương án xử lý và phương án này đã được Bộ Y tế gửi lấy xin ý kiến của các bộ, ngành và các địa phương vào tháng 4/2024. Sau 1 tháng, Bộ Y tế đã nhận được 17 ý kiến của các bộ và 25 địa phương đã có ý kiến. Trên cơ sở ý kiến đó, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện phương án trình Chính phủ và cố gắng trong tháng 5, tháng 6 này sẽ có phương án để trình Chính phủ.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh dự phiên thảo luận tại Hội trường
Liên quan đến chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia BHXH, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, tại thảo luận về vấn đề BHXH cũng như chất vấn, đã nêu về vấn đề việc thu sai BHXH đối với hộ kinh doanh. Sau khi Quốc hội có Nghị quyết 100 giao cho Chính phủ để tập trung xử lý vấn đề này, Chính phủ có Nghị quyết 88 giao BHXH Việt Nam thống kê, đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp để giải quyết triệt để. Ngày 23/4/2024, BHXH Việt Nam đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi tiếp thu ý kiến các ngành. Chính phủ yêu cầu tháng 5/2024 sẽ nghe và kết luận về giải pháp cuối cùng. Hiện nay, BHXH Việt Nam đề xuất giải pháp để xử lý
Nguyệt Hà
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tập huấn, cập nhật thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN ...
Bình Thuận đạt và vượt chỉ tiêu chi trả các chế độ BHXH, ...
Tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ phụ nữ cơ sở
Phát huy vai trò cán bộ không chuyên trách trong việc tuyên ...
BHXH Việt Nam: Công bố quyết định về công tác cán bộ
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?