Thu BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động ngừng việc có hưởng tiền lương
25/11/2021 10:40 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, sản xuất kinh doanh, kéo theo người lao động phải nghỉ việc hoặc tạm thời ngừng việc, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động. Tuy nhiên, đối với một số đối với trường hợp người lao động ngừng việc có hưởng tiền lương thì cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn thực hiện thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo đúng quy định.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 159 lao động của 09 đơn vị hiện đang ngừng việc do dịch bệnh Covid-19, nhưng vẫn được hưởng tiền lương. Vì vậy, cơ quan BHXH vẫn thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN theo quy định tại khoản 6 Điều 30 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) “ Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng BHXH bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc”.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương ngừng việc mà người người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) thỏa thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 99 của Bộ luật Lao động: “Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như: Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu”. Tuy nhiên, doanh nghiệp và NLĐ vẫn có thể đóng BHXH bắt buộc theo mức tiền lương hợp đồng lao động của NLĐ mà không cần báo giảm mức đóng.
Trường hợp doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả (lương ngừng việc) của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc theo điểm 11 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 hoặc lấy ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để thống nhất thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với NLĐ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 “Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận”.
Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động phải được thỏa thuận với từng NLĐ, thời gian tạm hoãn do doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận, phải lập văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được doanh nghiệp, NLĐ cùng ký kết. Tuy nhiên, đối với NLĐ đang nghỉ hưởng các chế độ BHXH như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… không thuộc đối tượng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cho đến khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ BHXH theo quy định./.
Hoàng Nhân
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Vai trò Nhà trường trong công tác bảo hiểm y tế Học sinh - ...
Phú Quý: Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện với người ...
Tuyên dương điển hình tiên tiến, tiến tới Đại hội Thi đua ...
Thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật đối với viên chức, người ...
Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?