Bình Thuận: Tăng tỷ lệ chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt
21/07/2022 01:52 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Việc áp dụng phương thức chi trả các dịch vụ an sinh xã hội không dùng tiền mặt theo chủ trương của Nhà nước đã và đang ngày càng chiếm ưu thế, mang lại nhiều tiện ích, đó là: Độ an toàn bảo mật cao, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí đi lại của người hưởng; hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt, chi trả BHXH không dùng tiền mặt được xem là giải pháp hữu hiệu để phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe người thụ hưởng.
Tháng 3/2022 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Quyết định số 999/QĐ – BHXH về việc giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện và UBND tỉnh có Công văn số 1461/UBND-KGVXNV, ngày 18/5/2022 về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt gắn với nhiệm vụ chi trả chính sách an sinh xã hội.
Thời gian qua BHXH Bình Thuận đã phối hợp chặt chẽ với Bưu điện Bình Thuận và các ngân hàng thương mại, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán hướng dẫn, tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp…nhận tiền qua tài khoản cá nhân. Ngành BHXH đã kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu người nhận chế độ với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Bên cạnh đó, việc chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn thông qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cũng được đa số người thụ hưởng đồng tình hưởng ứng. Vì vậy, mà tỷ lệ người hưởng các chế độ, chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt tăng dần từng năm.
Nếu năm 2019 tại Bình Thuận chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng không dùng tiền mặt (qua thẻ ATM) đạt tỷ lệ 42,9%; chi trả trợ cấp BHXH một lần đạt 17,5%; chi trả BHTN đạt 31,4%...thì đến hết tháng 6/2022 chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng không dùng tiền mặt cho 7.349 người qua thẻ ngân hàng, đạt 61,1%, (tăng 1,1% so với kế hoạch được giao); trợ cấp BHXH một lần cho 7.038 người, đạt 79,8% (vượt 9,8%); chi trả BHTN cho 7.742 người đạt 96,1% (vượt 6,1% kế hoạch được giao).
Có thể nói, việc áp dụng phương thức chi trả các chế độ, chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt theo chủ trương của Nhà nước đã và đang ngày càng chiếm ưu thế, bởi lẽ mang lại nhiều tiện ích đối với người thụ hưởng, đó là: Độ an toàn bảo mật cao, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí đi lại của người hưởng; hạn chế lượng tiền mặt khá lớn lưu thông trên thị trường. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt, vẫn âm thầm lây lan tại nhiều địa phương, thẻ ATM, thiết bị di động thông minh được xem là phương tiện phòng chống dịch bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe người thụ hưởng chế độ an sinh xã hội. Xét ở một góc độ khác, thì thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần giảm chi phí xã hội, tăng tính minh bạch và hiện đại hóa trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Lê Thanh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tập huấn, cập nhật thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN ...
Bình Thuận đạt và vượt chỉ tiêu chi trả các chế độ BHXH, ...
Tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ phụ nữ cơ sở
Phát huy vai trò cán bộ không chuyên trách trong việc tuyên ...
BHXH Việt Nam: Công bố quyết định về công tác cán bộ
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?