Y tế học đường, cần huy động kinh phí từ nhiều nguồn
23/08/2022 11:19 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định của luật BHYT. Từ nguồn kinh phí học sinh tham gia BHYT để chăm sóc tốt sức khỏe cho các em. Vì thế, mục tiêu các trường hướng tới là vận động 100% học sinh tham gia BHYT và xây dựng hệ thống y tế học đường đạt chuẩn để chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho các em ngay tại trường học.
Kiểm tra sức khỏe cho học sinh tại trường học
Đến đầu tháng 8/2022 Bình Thuận có 232.208 em học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 97,9%. Trong đó 200.903 em tham gia tại trường học, 31.306 em tham gia theo nhóm khác (hộ gia đình nghèo, cận nghèo…). Như vậy, vẫn còn 4.907 em chưa tham gia, chiếm tỷ lệ 2,1%, chủ yếu là HSSV tham gia có thời hạn ngắn (3 tháng, 6 tháng) đã hết hạn thẻ, nhưng chưa tham gia lại và học sinh người dân tộc thiểu số không còn được ngân sách hỗ trợ đóng BHYT.
Lãnh đạo các địa phương, các trường học đều hiểu rõ: Y tế trường học là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) cho HSSV. Hàng năm cơ quan BHXH trích chuyển kinh phí từ nguồn thu BHYT để lại cho y tế trường học (kể cả các trường mầm non, mẫu giáo có đủ điều kiện theo quy định) đảm bảo đầy đủ, kịp thời.
Theo quy định thì mức trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng 5% tổng thu quỹ BHYT tính trên tổng số HSSV đang theo học tại cơ sở giáo dục có tham gia BHYT. Thế nhưng, hiện có hơn 20% trường học không bố trí được nhân viên y tế, phòng y tế trong trường học để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, nên chưa tiếp nhận được kính phí. Đối với các trường học đủ điều kiện (có phòng y tế, có nhân viên y tế hoặc hợp đồng với cơ sở y tế phường xã) để được cấp kinh phí từ Quỹ BHYT (theo quy định của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ), phải có ít nhất một cán bộ có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh, làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác CSSKBĐ; nhà trường phải có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử lý ban đầu cho học sinh bị tai nạn, thương tích, mắc bệnh thông thường.
Số kinh phí do cơ quan BHXH chuyển đến nhà trường đã chủ động ký hợp đồng với các cơ sở y tế để CSSKBĐ cho học sinh; thành lập tủ thuốc sơ cứu ban đầu; khám sức khỏe cho học sinh; mua sắm bình lọc nước bảo đảm vệ sinh nước uống cho học sinh. Ngoài ra, còn chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử lý ban đầu cho HSSV khi bị tai nạn, thương tích và các bệnh thông thường trong thời gian học; chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe tại cơ sở giáo dục...
Thiết nghĩ, hơn 20% trường học chưa có y tế học đường do chưa đủ điều kiện để BHXH trích chuyển kinh phí BHYT là một khoảng trống trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Đối với các trường được trích chuyển kinh phí BHYT thì học sinh được quan tâm chăm sóc sức khỏe hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tối thiếu mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho y tế học đường. Vì vậy, các trường học, địa phương cần năng động tạo nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác để xây dựng y tế học đường đạt chuẩn./.
HỒ NHẬT
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tập huấn, cập nhật thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN ...
Bình Thuận đạt và vượt chỉ tiêu chi trả các chế độ BHXH, ...
Tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ phụ nữ cơ sở
Phát huy vai trò cán bộ không chuyên trách trong việc tuyên ...
BHXH Việt Nam: Công bố quyết định về công tác cán bộ
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?