Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bao phủ BHYT
15/09/2022 03:46 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2022-2025, nhằm xây dựng và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển người tham gia BHYT, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025 tại đại phương.
Mục tiêu triển khai Kế hoạch là để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT hướng đến mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân. Quản lý, sử dụng nguồn quỹ BHYT đảm bảo an toàn, hiệu quả; có giải pháp vận động, tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT phù hợp để người dân nắm bắt kịp thời và tích cực tham gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý người tham gia BHYT kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực BHYT; làm cơ sở trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh chỉ tiêu phát triển người tham gia BHYT trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
Cần xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Quyết định số 546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố; đặc biệt là người đứng đầu của các đơn vị, tổ chức trong việc phối hợp triển khai thực hiện chính sách BHYT tại địa phương. Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2021, phấn đấu mỗi năm phát triển bình quân trên 1% dân số tham gia BHYT, phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% dân số.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các huyện, thị xã. Theo đó, Sở Y tế tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), kết nối dữ liệu trong thanh toán khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các cơ sở KCB từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và cơ quan BHXH. Nâng cao chất lượng KCB gắn với ý thức trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, đầu tư trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác KCB hướng đến sự hài lòng của người bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhất là đối với đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan báo chí đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú về nội dung; thường xuyên cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn pháp luật khi chính sách thay đổi, những vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm để người dân và doanh nghiệp được nắm bắt kịp thời và hiểu đầy đủ về nội dung các chính sách. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ về đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); chủ động phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của tổ thu nợ và phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN các cấp; xử phạt các đơn vị vi phạm theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì trình cấp có thẩm quyền cao hơn xử phạt theo quy định. Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm soát chi phí, phòng chống lạm dụng quỹ KCB BHYT; nếu phát hiện những trường hợp lạm dụng, có sự trục lợi quỹ BHYT hoặc tình trạng bội chi quỹ kéo dài do nguyên nhân chủ quan và những sai sót có tính hệ thống thì kịp thời báo cáo cơ quan chức năng xem xét, điều tra xử lý theo quy định.
Đẩy mạnh CCTTHC, ứng dụng CNTT, giao dịch hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4; công khai, minh bạch việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN; đa dạng các kênh tuyên truyền, chú trọng trên nền tảng công nghệ số, mạng xã hội; thực hiện chuyển đổi số, khuyến khích người tham gia sử dụng các ứng dụng tiện ích chuyển đổi số để thay thế thẻ BHYT giấy; liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong giải quyết các TTHC; thường xuyên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền cho tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT, mở rộng, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT đáp ứng nhu cầu của người dân.
Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐ-TT&XH) phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, BHXH tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp số lượng người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình để tiếp tục thực hiện đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND, ngày 03/12/2020 của HĐND tỉnh. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nâng mức hỗ trợ BHYT của tỉnh dành cho các đối tượng nêu trên phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ LĐ-TB&XH về những khó khăn trong quá trình thực hiện.
Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các giải pháp thực hiện BHYT cho học sinh, phấn đấu đạt 100% học sinh tham gia BHYT hàng năm. Phối hợp với BHXH tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền học sinh tham gia BHYT; đưa chỉ tiêu học sinh tham gia BHYT vào chỉ tiêu đánh giá xếp loại, thi đua hàng năm của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí đóng, hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định; phối hợp các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 theo khả năng cân đối ngân sách.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN của UBND tỉnh giao tiến hành giao chỉ tiêu đến từng xã, phường, thị trấn, gắn mục tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phân công, gắn trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển BHYT toàn dân cho từng đơn vị, cá nhân lãnh đạo; tập trung đảm bảo đạt các chỉ tiêu ở các xã nông thôn mới; hàng quý, sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt, phê bình những đơn vị, cá nhân thực hiện chưa tốt. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thành lập các tổ vận động BHXH tự nguyện, BHYT, phát huy vai trò cán bộ thôn, khu phố trong tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”.
Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về BHXH tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định. UBND tỉnh cũng đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu đề ra./.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tổng kết Cụm thi đua BHXH cấp huyện năm 2024
Thông báo thời điểm được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, ...
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận 30 năm xây dựng và phát ...
Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực thi ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?