Giảm thủ tục khi sử dụng CCCD để khám chữa bệnh
17/07/2023 01:45 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trong khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) là một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Thay vì tốn thời gian vào việc làm thủ tục giấy tờ, người bệnh sẽ được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ KCB BHYT.
Khám nội soi tai cho bệnh nhân BHYT
Với những lợi ích mang lại, nhiều đơn vị y tế trong tỉnh đã triển khai việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT. Tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT, sau khi có sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo về việc tiến hành triển khai sử dụng thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT, đơn vị đã đã tiến hành tư vấn mua máy quét mã QR-Code trên CCCD để đặt tại khu vực tiếp đón, tra cứu thông tin KCB nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh không cần phải xuất trình thẻ BHYT giấy như trước đây. Chị Nguyễn Thị Loan, ngụ tại phường Phú Thủy (Phan Thiết) chia sẻ: “Trước đây, đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa An Phước phải chờ đợi để nhân viên y tế xác minh và nhập thông tin. Một số trường hợp thông tin không khớp giữa bảo hiểm và giấy tờ tùy thân. Một số khác có thể hỏng hoặc mất thẻ bảo hiểm khiến việc đăng ký KCB bằng thẻ BHYT gặp không ít khó khăn. Nhưng nay dùng thẻ CCCD vào KCB BHYT, tôi thấy cả người bệnh và nhân viên y tế đã tiết kiệm được nhiều thời gian, giảm nhiều giấy tờ thủ tục hành chính…”.
Tại Bình Thuận công tác KCB bằng CCCD, ứng dụng VNeID, VssID đã được triển khai thực hiện tại 100% cơ sở KCB BHYT trong tỉnh (132/132 cơ sở). Đến đầu tháng 7/2023 toàn tỉnh có 950.719 số ĐDCN/CCCD được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực để KCB; có 141.894 lượt tra cứu thông tin BHYT qua CCCD, trong đó tra cứu thành công là 111.896 lượt. Toàn tỉnh đã cập nhật thông tin ĐDCN/CCCD của người tham gia BHXH, BHYT là 990.951 người, đạt tỷ lệ 95,7%; số người tham gia BHXH, BHYT có thông tin số ĐDCN/CCCD được xác thực, đồng bộ với cơ sở dữ liệu dân cư Quốc gia 964.629 người, đạt 93,2%; số còn lại phải xác thực, đồng bộ là 70.258 người, tương ứng 6,8% (trong đó, số chưa có ĐDCN/CCCD 43.936 người; số có ĐDCN/CCCD nhưng chưa đồng bộ 26.322 người do thông tin chưa trùng khớp với dữ liệu dân cư Quốc gia). Việc thực hiện rà soát thông tin, làm sạch dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT chưa xác thực với CSDL Quốc gia về dân cư do nguyên nhân: Số người đã xác minh, cập nhật thông tin ĐDCN/CCCD của người tham gia BHXH, BHYT nhưng chưa đồng bộ, xác thực do thông tin nhân thân của người tham gia như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính … chưa khớp đúng với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; nhiều trẻ em dưới 6 tuổi có thông tin số định danh cá nhân được tra cứu, thu thập từ dữ liệu của Bộ Tư pháp, nhưng không tồn tại trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư…
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, cho thấy: Việc Bộ Công an, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam phối hợp tổ chức triển khai sử dụng CCCD gắn chíp để KCB BHYT là minh chứng rõ nét trong việc hướng tới nền hành chính hiện đại, chính phủ số, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT về các thủ tục KCB BHYT, không phát sinh bất kỳ thủ tục giấy tờ, thời gian thực hiện thủ tục KCB được tiết giảm tối đa.
N.H
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Phát huy vai trò cán bộ không chuyên trách trong việc tuyên ...
BHXH Việt Nam: Công bố quyết định về công tác cán bộ
BHXH tỉnh Bình Thuận: Đổi mới truyền thông để phủ rộng lưới ...
Nâng cao nhận thức, kỹ năng tuyên truyền chính sách BHXH, ...
Tuyến y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh bảo hiểm y ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?