Áp dụng giá viện phí không thuộc phạm vi thanh toán Bảo hiểm y tế
23/11/2023 03:39 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 17/11/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 21/2023/TT-BYT quy định Khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế Quy định nguyên tắc và thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) mà không phải là dịch vụ KCB theo yêu cầu không được vượt quá mức tối đa khung giá của các dịch vụ KCB. Cơ quan có thẩm quyền quyết định mức giá cụ thể của các dịch vụ KCB đối với các cơ sở KCB trực thuộc phạm vi quản lý không được vượt quá mức tối đa khung giá của các dịch vụ KCB quy định tại Thông tư này.
Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định mức giá cụ thể đối với dịch vụ KCB thực hiện tại các cơ sở KCB thuộc địa phương quản lý và quyết định mức giá cụ thể hoặc thực hiện áp giá dịch vụ KCB đối với một số trường hợp theo nguyên tắc: Các viện có giường bệnh; Trung tâm y tế tuyến tỉnh có chức năng KCB; Trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và KCB đã được xếp hạng thì áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương. Các cơ sở KCB chưa được phân hạng thì áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT - BYT thì khung giá dịch vụ khám bệnh tối đa tại Bệnh viện hạng đặc biệt và Bệnh viện hạng I là 45.900 đồng/ lượt; bệnh viện hạng II là 41.000 đồng; Bệnh viện hạng III là 35.800 đồng; Bệnh viện hạng IV và Trạm y tế xã là 32.700 đồng. Khung giá dịch vụ ngày giường bệnh tối đa như ngày giường Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện hạng đặc biệt là 536.900 đồng, tại Bệnh viện hạng I là 500.000 đồng, Bệnh viện hạng II là 380.400 đồng, Bệnh viện hạng III là 330.700 đồng và Bệnh viện hạng IV là 295.000 đồng.
Thông tư số 21/2023/TT-BYT chỉ có nhóm giá khám bệnh, ngày giường điều trị là khác nhau theo hạng Bệnh viện, còn lại các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm… đều thực hiện thống nhất một mức giá tại tất cả các Bệnh viện trên toàn quốc. Điều khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là người có thẻ BHYT khi đi KCB được quỹ KCB BHYT chi trả theo Thông tư số 22/2023/TT- BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp. Hơn nữa, phần lớn chi phí được quỹ KCB BHYT thanh toán còn lại người bệnh có BHYT chỉ phải chi trả cao nhất là 20% cho các dịch vụ nằm trong danh mục. Còn bệnh nhân khám dịch vụ sẽ phải chi trả 100% toàn bộ chi phí KCB theo Thông tư số 21/2023/TT- BYT. Như vậy, khoản tiền người bệnh không có BHYT phải trả toàn bộ chi phí KCB theo mức giá hiện hành Thông tư số 21/2023/TT- BYT là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, thì mức chi 100% từ tiền túi rất lớn, ví dụ như chụp PET/CT chi phí tối đa hơn 22,8 triều đồng (chưa bao gồm thuốc cảng quang); chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 23,7 triệu đồng (chưa bao gồm thuốc cảng quang) và nhiều dịch vụ kỹ thuật cao khác
Thông tư số 21/2023/TT-BYT có hiệu lực từ 17/11/2023 và tiếp tục áp dụng danh mục các dịch vụ kỹ thuật KCB được xếp tương đương về quy trình kỹ thuật và chi phí đã quy định tại các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục kỹ thuật tương đương thực hiện Thông tư 37/2018/TT-BYT. Trong thời gian chờ Cơ quan có thẩm quyền quyết định mức giá KCB theo quy định tại Thông tư này, các cơ sở KCB được tiếp tục thực hiện mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực cho đến khi Cơ quan có thẩm quyền quyết định mức giá theo quy định tại Thông tư này.
Tính đến cuối tháng 10/2023, toàn tỉnh có 1.048.608 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 90,14% dân số toàn tỉnh, như thế vẫn còn hơn 9,86% chưa tham gia BHYT. Nhiều trường hợp, tham gia BHYT khi mắc bệnh nặng đã được quỹ BHYT chi trả với số tiền rất lớn, nếu không có thẻ BHYT nguy cơ trở thành khó khăn trong quá trình điều trị, phải cầm cố cả tài sản. Với những người dân Bình Thuận chưa có thẻ BHYT nói riêng và người dân trên toàn quốc nói chung sẽ chịu tác động rất lớn khi điều chỉnh giá viện phí mới theo Thông tư số 21/2023/TT-BYT của Bộ Y tế. Vì thế, tham gia BHYT là cần thiết, hướng tới BHYT toàn dân để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân khi đi KCB bằng thẻ BHYT./.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bình Thuận triển khai chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH ...
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng ...
Tánh Linh: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Hướng dẫn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận triển khai các giải pháp ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?