Nâng cao chất lượng y tế cơ sở trong tình hình mới
18/03/2024 02:20 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Ngày 13/3/2024, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch số 222- KH/TU về việc thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.
Kế hoạch đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Tăng cường lãnh đạo quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; sơ cấp cứu, khám chữa bệnh; quản lý sức khỏe cá nhân và bệnh không lây nhiễm; phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe Nhân dân thông qua các chương trình y tế công cộng, chương trình quân dân y kết hợp, công tác dân số, tạo điều kiện cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe thường xuyên ngay tại cộng đồng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ngành y tế đối với hoạt động của y tế cơ sở thuộc phạm vi phụ trách.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động của y tế cơ sở; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về y tế cơ sở và các chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe, y tế vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm, 10 năm của tỉnh và từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Rà soát, triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về y tế cơ sở đồng bộ với chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT), khám bệnh, chữa bệnh (KCB), dược, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, an toàn thực phẩm…bảo đảm y tế cơ sở giữ vai trò tuyến đầu trong phòng bệnh, KCB và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy y tế cơ sở, các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ y tế cơ sở bao gồm: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; trung tâm y tế (TTYT) cấp huyện; y tế trường học, y tế cơ quan, lâm trường, doanh nghiệp và y tế khu công nghiệp. Thực hiện hoạt động KCB theo mô hình y học gia đình; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; kết hợp quân y và dân y; gắn với y tế trường học.
Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội. Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tăng chi cho y tế cơ sở dựa trên kết quả hoạt động và điều kiện thực tiễn. Từng bước chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở KCB sang hỗ trợ người tham gia BHYT. Đẩy mạnh thực hiện phương thức nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở thực hiện các gói dịch vụ y tế cơ bản; chi trả theo hướng khuyến khích cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý sức khỏe dân cư tại cộng đồng. Tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. Thực hiện giá dịch vụ KCB BHYT theo hướng tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong giá dịch vụ y tế; từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của y tế cơ sở do quỹ BHYT chi trả phù hợp với mức đóng theo quy định, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở với số lượng, cơ cấu phù hợp, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, gắn với chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ tương xứng. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao y đức, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế, trọng tâm là cán bộ, nhân viên y tế cơ sở với số lượng, cơ cấu phù hợp, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Có chính sách đào tạo đặc thù cho địa bàn khó khăn; phối hợp linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Phát huy chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, hải đảo để đáp ứng yêu cầu KCB, chăm sóc sức khỏe Nhân dân…
Mục tiếu đến năm 2025: Có 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Tỉ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số; trên 90% dân số được quản lý sức khoẻ. Phấn đấu đến năm 2030: Có 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm; mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn có một nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn. Tỉ lệ tham gia BHYT đạt trên 95% dân số; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được quỹ BHYT chi trả; trên 95% dân số được quản lý sức khỏe; người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn dân.
Phương Danh
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Tổng kết Cụm thi đua BHXH cấp huyện năm 2024
Thông báo thời điểm được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, ...
Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận 30 năm xây dựng và phát ...
Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra thực thi ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?