Quy trình thí điểm đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi trên Cổng DVC quốc gia
03/12/2022 07:48 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
BHXH Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 3509/QĐ-BHXH về Quy trình thí điểm việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC liên thông điện tử "Đăng ký khai sinh- đăng ký thường trú- cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi" trên Cổng DVC quốc gia theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại BHXH TP.Hà Nội và BHXH tỉnh Hà Nam.
Theo đó, Quy trình này áp dụng thí điểm tại BHXH TP.Hà Nội và BHXH tỉnh Hà Nam trong trường hợp người thực hiện giao dịch có tài khoản trên Cổng DVC quốc gia lựa chọn dịch vụ liên thông điện tử, đề nghị cấp thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Cụ thể, Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC liên thông điện tử "Đăng ký khai sinh- đăng ký thường trú- cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi" gồm các bước sau:
Bước 1: Người dân (cha/mẹ/người giám hộ/người thân của trẻ em dưới 6 tuổi) thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác và nộp trực tiếp Tờ khai điện tử liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi (theo Mẫu 01 đã được VPCP hướng dẫn kê khai trên Cổng DVC quốc gia) và chịu trách nhiệm đổi với nội dung kê khai. Hồ sơ điện tử của từng thủ tục sẽ được phần mềm DVC liên thông phân tách để chuyển cho Hệ thống thông tin nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, BHXH Việt Nam và Bộ Công an để giải quyết theo thẩm quyền quy định.
Bước 2: Sau khi hồ sơ điện tử tự động chuyển tới Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử của ngành Tư pháp, công chức tư pháp-hộ tịch thực hiện nghiệp vụ đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân và trả Giấy khai sinh điện tử cho người dân trên Cổng DVC quốc gia. Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch của ngành Tư pháp tự động chuyển dữ liệu Giấy khai sinh điện tử sang Hệ thống thông tin của ngành BHXH Việt Nam thông qua phần mềm DVC liên thông.
Bước 3: Sau khi có dữ liệu về Giấy khai sinh điện tử, Tờ khai điện tử từ phần mềm DVC liên thông, Hệ thống phần mềm của ngành BHXH Việt Nam tự động thực hiện cấp mã số BHXH cho trẻ em theo đúng thông tin hộ gia đình của chủ hộ; trường hợp thông tin của chủ hộ kê khai không tồn tại trong CSDL hộ gia đình của ngành BHXH Việt Nam, thì thực hiện cấp mã số BHXH của trẻ em vào hộ gia đình quản lý dùng chung tại huyện đăng ký khai sinh. Tạo lập hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em trên phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
Bước 4: Hệ thống quản lý thu và sổ thẻ (phần mềm TST) tự động cập nhật phát sinh thu (vào mã đơn vị quản lý riêng) và cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT theo quy định; cập nhật danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS, ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH).
Bước 5: Sau khi hệ thống phần mềm thực hiện Bước 3, cán bộ thu-sổ thẻ thực hiện kiểm tra hồ sơ, dữ liệu và thực hiện trình Giám đốc BHXH tỉnh/huyện ký số thẻ BHYT bản điện tử hoặc in bản giấy để chuyển cán bộ tại bộ phận "Một cửa" để trả kết quả TTHC. Hằng ngày kiểm tra dữ liệu phát sinh thu BHYT trên Cổng DVC quốc gia, chốt dữ liệu phát sinh trong ngày, tổng hợp Mẫu C69-HD theo quy định tại Điều 33b của Khoản 56, Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH, danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS). Hằng tháng in danh sách thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH) gửi UBND xã/phường và cơ quan LĐ-TB&XH để theo dõi, quản lý. Hằng quý, trình Giám đốc BHXH tỉnh/huyện ký Bảng tổng hợp đối tượng và kinh phí do NSNN hỗ trợ đóng BHYT (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP)) gửi cơ quan tài chính chuyển kinh phí tương ứng vào quỹ BHYT theo quy định.
Hoàn thiện hồ sơ trẻ em theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Quyết định số 515/QĐ-BHXH đối với trường hợp thông tin của chủ hộ kê khai không tồn tại trong CSDL hộ gia đình của ngành BHXH Việt Nam đang quản lý.
Cán bộ kế hoạch tài chính hằng ngày kiểm tra dữ liệu, phân bổ số tiền đã thu BHYT trên Cổng DVC quốc gia, chốt dữ liệu phát sinh trong ngày, tổng hợp Mẫu C83-HD theo quy định tại Điều 33b của Khoản 56, Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH.
Bước 6: Cán bộ tại bộ phận "Một cửa" tiếp nhận dữ liệu, thẻ BHYT bản giấy, bản điện tử để trả kết quả cho người dân (không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin, dữ liệu điện tử theo quy định) theo hình thức đã đăng ký và kết thúc hồ sơ đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT trên phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
Bước 7: Người tham gia nhận thẻ BHYT bản điện tử/hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID đi KCB thay thế thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bản giấy theo đăng ký.
Quy trình cũng nêu rõ, các quy định nghiệp vụ liên quan đến công tác thu, cấp thẻ BHYT không quy định cụ thể tại Quy trình, sẽ được tiếp tục thực hiện theo Quy trình quản lý thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định.
T.Hà
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?