Trực tiếp: Ngành BHXH Việt Nam triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2024
17/01/2024 09:35 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 17/1, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2024.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành liên quan. Tại các điểm cầu địa phương có đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, vượt qua những khó khăn trong năm 2023, ngành BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần tạo nên gam màu tươi sáng của bức tranh an sinh xã hội chung của toàn quốc. Đặc biệt, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành ở Trung ương; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương; toàn Ngành đã triển khai quyết liệt, toàn diện các mặt công tác và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Theo đó, đã hoàn thành vượt chỉ tiêu về độ bao phủ BHXH, BHYT. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,35% (vượt 0,15% so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ) với trên 93,3 triệu người tham gia, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân. Số tiền chậm đóng BHXH, BHYT năm 2023 chiếm 2,69% số phải thu. Đây là tỷ lệ chậm đóng thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây (giảm từ 6% của năm 2016 xuống còn 2,69%).
Công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT được triển khai với nhiều giải pháp; đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi của người tham gia, tối ưu hóa các quỹ; góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của NLĐ và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương
Công tác quản lý tài chính, quản lý quỹ được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả, tối ưu hóa đầu tư, sử dụng quỹ; phục vụ chi trả kịp thời cho người tham gia và thụ hưởng gắn thực hiện nhiệm vụ thu-chi, giải quyết chính sách, quản lý quỹ và phát triển người tham gia BHXH, BHYT; chống lãng phí và trục lợi quỹ.
Trong năm 2023, tổng thu chi các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là gần 912 nghìn tỷ đồng liên quan đến hầu hết người dân, tổ chức và DN. Trong đó, tổng số thu các quỹ là hơn 472 nghìn tỷ đồng, tổng số chi các quỹ là hơn 439 nghìn tỷ đồng. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và triển khai quyết liệt, có hiệu quả Đề án 06, tạo đột phá trong quản lý, được người dân, xã hội đánh giá cao; ứng dụng hiệu quả công nghệ số; các TTHC thường xuyên được rà soát, đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi tối đa phục vụ người dân, DN.
Kết quả đạt được trong năm 2023 và những năm vừa qua là cơ sở, là tiền đề để ngành BHXH Việt Nam triển khai công tác năm 2024- năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025. Để hoàn thành được những nhiệm vụ quan trọng đó, tại Hội nghị ngày hôm nay, rất mong các đại biểu quan tâm, phân tích, đánh giá, đóng góp những ý kiến, những bài học kinh nghiệm, cách làm hay và đề xuất, kiến nghị; đồng thời đưa ra các giải pháp để giúp cho Ngành BHXH Việt Nam hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ năm 2024.
Tại Hội nghị, đại diện các vụ, ban chuyên môn của BHXH Việt Nam và đại diện chính quyền, BHXH một số tỉnh, thành phố đã phát biểu tham luận, làm rõ bức tranh toàn cảnh về tình hình tổ chức thực hiện BHXH, BHYT năm 2023, tập trung vào các mảng nghiệp vụ quan trọng, các giải pháp hiệu quả đã được triển khai trong thực tiễn...
Ông Lê Nguyên Bồng- Giám đốc Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) tham luận tại Hội nghị
Về lĩnh vực chuyển đổi số và ứng dụng CNTT, ông Lê Nguyên Bồng- Giám đốc Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) cho biết, năm vừa qua, BHXH Việt Nam đã ban hành khoảng 100 văn bản chỉ đạo thực hiện, qua đó tạo động lực triển khai mạnh mẽ các hoạt động nghiệp vụ của Ngành. Bên cạnh đó, ngành BHXH Việt Nam cũng đã chú trọng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, đảm bảo hệ thống kết nối hiệu quả đến BHXH cấp huyện trên cả nước. Hệ thống của Ngành cũng đang kết nối đến hơn 13.000 cơ sở KCB. Vì vậy, người dân khi đi KCB sẽ được Hệ thống ghi lại dữ liệu để khai thác, phục vụ công tác điều hành, quản lý của cơ quan BHXH cũng như các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, việc thiết lập hệ thống giao dịch điện tử với khoảng 600.000 DN bảo đảm thực hiện các TTHC về đóng-hưởng BHXH, BHYT nhanh chóng, hiệu quả.
CSDL quốc gia về bảo hiểm do BHXH Việt Nam chủ trì xây dựng cũng đang được kết nối, xác thực, đồng bộ với CSDL quốc gia về dân cư; kết nối với CSDL của cơ quan Thuế phục vụ phát triển người tham gia BHXH, BHYT... Ngoài ra, CSDL của cơ quan BHXH cũng đang phục vụ tích cực cho cho quá trình xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử, kết nối phục vụ một số nhu cầu của người dân như: Cấp thẻ BHYT cho trẻ em, cấp giấy chứng sinh, chứng tử, giấy khám sức khỏe... Hệ thống DVC trực tuyến của BHXH không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp. Đặc biệt, quá trình triển khai Đề án 06 của Ngành rất tích cực. Hiện người dân đã có thể đóng BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình bằng phương thức trực tuyến.
Về nhiệm vụ năm 2024, ông Bồng cho biết, sẽ tập trung mạnh vào việc đồng bộ CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư, qua đó từng bước tạo thuận lợi cho việc sử dụng mã định danh điện tử và CCCD thay thế mã số BHXH. Đồng thời, thúc đẩy công nghệ nhận diện bằng sinh trắc học để ngăn ngừa các hành vi cố tình trục lợi BHXH, BHYT. Tăng cường liên thông giữa hệ thống các phần mềm để giảm bớt áp lực thực hiện các quy trình nghiệp vụ. Thiết lập kho dữ liệu điện tử trên ứng dụng VssID của từng người tham gia BHXH, BHYT phục vụ cho quá trình thực hiện các TTHC cho người dân.
(Tiếp tục cập nhật...)
PV
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?