Chính sách bảo hiểm y tế góp phần hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân
03/01/2023 08:02 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; một số chính sách về BHYT thay đổi … đã tác động trực tiếp đến công tác phát triển người tham gia BHYT của ngành BHXH Việt Nam. Song toàn Ngành đã đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu đạt hoàn thành chỉ tiêu mở rộng diện bao phủ BHYT với 91,1 triệu người tham gia. Theo đó, ngày càng có thêm nhiều người dân được đảm bảo, chăm sóc sức khỏe.
Mới đây, phóng viên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
PV: Năm 2022 được đánh giá là năm với nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện bao phủ BHYT của ngành BHXH Việt Nam, đến nay tỷ lệ người tham gia BHYT đã là hơn 92%, ông đánh giá như thế nào về kết quả này và việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT đã được ngành BHXH Việt Nam triển khai hiệu quả ra sao trong năm vừa qua, thưa ông?
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa: Tính đến nay, trên 91 triệu người dân đã có BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 92% dân số, điều này thể hiện sự quyết tâm chính trị và thành quả của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Qua thực tế triển khai, chính sách BHYT ngày càng đi vào cuộc sống, đã giúp cho hàng triệu người dân giảm bớt gánh nặng về tài chính khi không may bị ốm đau, bệnh tật.
Với việc tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính sách BHYT với các Bộ, ngành, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Tổ chức hội nghị hoặc làm việc trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở ngành địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp để bàn về các giải pháp phát triển người tham gia. Tăng cường công tác tuyên truyền; phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu triển khai các hình thức như phát động lễ ra quân, tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp với người dân, vận động, khuyến khích 100% thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT đầy đủ trong năm tài chính để được giảm trừ mức đóng theo quy định.
.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa.
Đồng thời, thường xuyên thực hiện kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ việc chấp hành các quy định tại BHXH các tỉnh, thành phố; thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, xử lý các đơn vị trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT. Công tác truyền thông chính sách, pháp luật không ngừng được đẩy mạnh, đa dạng về nội dung, hình thức. Bên cạnh đó là các kết quả tích cực về thanh tra, kiểm tra; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của ngành.
Năm 2022, ngành BHXH Việt Nam đã phát động phong trào “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn” hướng tới Đồng bào dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng không được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT, người chưa có thẻ BHYT thuộc diện mới thoát nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người có mức sống trung bình chưa tham gia BHYT và người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế khác…
Chúng ta đã phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu mà Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị giao cho cả hệ thống chính trị, cụ thể là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó đã đảm bảo được quyền lợi cơ bản, chính đáng được quy định trong Luật BHYT cho người dân khi tham gia chính sách BHYT.
PV: Có thể thấy, trong năm qua, BHXH Việt Nam đã chủ động phối hợp với Bộ Y tế đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thanh quyết toán BHYT, đảm bảo lợi ích cho người dân tham gia khám, chữa bệnh BHYT. Ông có thể chia sẻ thêm về những giải pháp này thưa ông?
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa: Bên cạnh việc chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ BHYT cho người tham gia, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với ngành Y tế đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ, đảm bảo nguồn kinh phí KCB BHYT cho các cơ sở KCB thực hiện cung ứng các dịch vụ y tế, đem lại quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT theo Luật định. Đáng chú ý, trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, Chính phủ đã có Nghị quyết số 144/NQ-CP về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí KCB BHYT. Với sự vào cuộc tích cực đó, nhiều vướng mắc trong KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam đã được tháo gỡ kịp thời.
Trong các vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam, một số vấn đề đã được giải quyết nhanh chóng. Cụ thể, trong các năm 2016- 2019, chi KCB BHYT hằng năm gia tăng mạnh, tình trạng bội chi quỹ lớn, nhiều cơ sở KCB bị vượt quỹ, vượt trần thanh toán tuyến 2, vượt dự toán. Các văn bản quy phạm pháp luật đều quy định cơ sở KCB phải thuyết minh các nguyên nhân vượt trần, vượt dự toán, cơ quan BHXH
Cơ quan BHXH đã chủ động tăng cường phối hợp với các cơ sở KCB để xử lý các vấn đề còn vướng mắc, đảm bảo việc thanh quyết toán đúng quy định của pháp luật. Đến thời điểm này, các chi phí chưa đủ điều kiện quyết toán trước năm 2020 đã cơ bản được giải quyết do vậy, đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn về kinh phí cho các cơ sở KCB.
Mặt khác, nhằm đảm bảo bảo kinh phí cho các cơ sở KCB BHYT hoạt động, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh thực hiện quyết toán hằng quý để chuyển tiền thanh toán và tạm ứng kinh phí cho hoạt động quý sau. Giai đoạn dịch Covid-19, nhiều cơ sở KCB khó khăn về kinh phí, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tạm ứng đầy đủ, nếu khó khăn, báo cáo BHXH Việt Nam để được giải quyết.
Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tập trung trong việc sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến những vướng mắc, bất cập, đồng thời phối hợp, tìm ra các phương án tối ưu để hướng tới mục tiêu lâu dài, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo lợi ích cho người dân tham gia KCB BHYT.
PV: Hiện ngành BHXH Việt Nam được đánh giá là một trong những cơ quan triển khai công tác chuyển đổi số và ứng dụng CNTT hiệu quả. Xin ông cho biết về những kết quả mà công tác chuyển đổi số, ứng dụng CNTT của Ngành trong lĩnh vực BHYT đã đem lại hiệu quả cụ thể gì cho người tham gia, cơ sở KCB và chính cơ quan BHXH?
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa: Hiện nay, ngành BHXH Việt Nam được đánh giá là một trong những cơ quan triển khai công tác chuyển đổi số và ứng dụng CNTT hiệu quả. Xin ông cho biết về những kết quả mà công tác chuyển đổi số, ứng dụng CNTT của Ngành trong lĩnh vực BHYT đã đem lại hiệu quả cụ thể gì cho người tham gia, cơ sở KCB và chính cơ quan BHXH?
BHXH Việt Nam cũng đã kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ngay từ khi cơ sở dữ liệu này được đưa vào vận hành chính thức. Tính đến nay, hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực hơn 60 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhằm triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chíp, thời gian qua, BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Tính đến hết tháng 11, toàn quốc đã có trên 12.000 cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng Căn cước công dân gắn chíp phục vụ khám chữa bệnh BHYT, chiếm khoảng 90% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc, với hơn 3 triệu lượt tra cứu, mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia chính sách này.
Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi KCB BHYT, đồng thời giúp quản lý tốt quỹ BHYT, BHXH Việt Nam đã đề xuất với Chính phủ cho triển khai, đồng thời tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai công nghệ xác thực sinh trắc trong KCB BHYT. Hiện công tác thí điểm cho người tham gia BHYT làm thủ tục KCB BHYT bằng công nghệ quét dấu vân tay, xác thực sinh trắc trên CCCD gắn chíp đang được triển khai tại 5 cơ sở KCB BHYT của thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Bình.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các tính năng hữu ích trên ứng dụng VssID - BHXH số. Hiện toàn quốc đã có hơn 29 triệu tài khoản đăng ký, cài đặt, sử dụng ứng dụng; hơn 1,8 triệu lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này để đi khám chữa bệnh BHYT.
Có thể thấy, hiện nay, tất cả các thủ tục hành chính của Ngành BHXH Việt Nam đều được thực hiện trên không gian số. Điều này tạo sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia, thụ hưởng sách BHYT. Việc thực hiện trên không gian số cũng giúp cho doanh nghiệp, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu thu, cấp thẻ BHYT và giải quyết chế độ chính sách, nâng cao tính minh bạch của thông tin. Những lợi ích đó cho thấy công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đang có hướng đi đúng, đem lại những kết quả tích cực, góp phần phục vụ người thụ hưởng, đảm bảo an sinh xã hội ngày càng tốt hơn.
PV: Bước sang năm mới 2023, ông có thể chia sẻ thêm về những giải pháp, quyết tâm của Ngành trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách BHYT thời gian tới?
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa: Năm 2023, trách nhiệm của cơ quan BHXH sẽ ngày một lớn hơn, toàn ngành tiếp tục bám sát các nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu chỉ tiêu thực hiện BHYT đến năm 2025, tỉ lệ tham gia BHYT đạt 95,15% dân số, tiến tới BHYT toàn dân theo đúng mục tiêu tại Nghị quyết số 20-NQ/TW; giải quyết đầy đủ, kịp thời quyền lợi BHYT cho người tham gia.
Phát huy mạnh mẽ vai trò phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện bảo đảm sát yêu cầu, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. BHXH tỉnh, thành phố tiếp tục phát huy vai trò tham mưu với Tỉnh ủy, UBND chỉ đạo mạnh mẽ công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHYT trên địa bàn, mở rộng diện bao phủ BHYT, ngăn ngừa các hành vi trục lợi BHYT, bảo đảm cân đối quỹ khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn một cách bền vững.
Đồng thời, phối hợp với ngành Y tế tỉnh tăng cường công tác quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT đối với các cơ sở KCB; quan tâm nhiều hơn đến công tác đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến xã để thu hút người có thẻ BHYT đến khám, điều trị, giảm tình trạng người bệnh tập trung quá đông lên tuyến trên.
Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện BHYT. Tăng cường công tác giám định trên Hệ thống thông tin giám định BHYT điện tử; áp dụng quy trình giám định BHYT mới gồm hai phương pháp chủ động và tự động; chủ động và phối hợp với ngành Y tế kiểm soát các chi phí bất hợp lý tại các cơ sở KCB BHYT theo cảnh báo từ Hệ thống giám định điện tử.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT; về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân tích cực và chủ động tham gia BHYT.
Với sự nỗ lực của toàn Ngành, sự vào cuộc của toàn xã hội, chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành lộ trình bao phủ BHYT toàn dân, quỹ BHYT phát triển ổn định và bền vững, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội quốc gia.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Giám đốc!
Trung tâm thông tin BHXH Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng AI vào nghiệp vụ của Ngành ...
Bảo hiểm xã hội: Có nên rút BHXH một lần?
Tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, ...
Bạn đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng ngành BHXH Bình Thuận ?